Tình hình đội ngũ nhânviên của khách sạn theo thâm niên công tác

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp thu hút khách tại khách sạn hoa hồng (Trang 32 - 38)

Do nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng mang tính chất quyết

định trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, lao động trong khách sạn chủ

yếu là lao động tạo ra dịch vụ và lao động sản xuất phi vật chất nên mỗi dịch vụ, mỗi cung đoạn trong quá trình cung ứng dịch vụ và hàng hóa có những đặc điểm chuyên môn khác nhau.

Bảng 2.2 : Tình hình đội ngũ nhân viên khách sạn Hoa Hồng theo thâm niên công tác

Đvt : người

Thâm niên công tác

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng(%)

<1 năm % 1-5 năm % >5 năm %

Tổng số LĐ 180 100 Ban giám đốc 9 5 9 Bộ phận kế toán 12 6,6 5 41,7 7 58,3 Bộ phận lưu trú 50 27,7 2 4 29 58 19 38 Bộ phận ăn uống 67 37,2 7 10,3 25 37,3 35 52,4 Bộ phận lễ tân 25 13,8 3 12 9 36 13 52 Bộ phận giải trí 4 2,2 1 25 2 50 1 25 Bảo vệ 7 3,8 1 14,28 3 42,8 3 42,92 Bộ phận kế hoạch nghiệp vụ 2 1,1 2 100 Bộ phận tổ chức hành chính 4 2,6 2 50 2 50

Nhận xét:

Ta thấy ban giám đốc đều có thâm niên công tác trên 5 năm

- Bộ phân kế toán chiếm tỷ lệ 6,6% trong tổng số lao động trong khách sạn và công tác trên 5 năm là chủ yếu chiếm 58,3% còn lại từ 1-5 năm không có nhân viên nào dưới 1 năm.

- Bộ phận lưu trú là bộ phận có nhiều công nhân viên thứ 2 trong khách sạn trong đó công nhân viên làm việc dưới 1 năm 2 người chiếm 4% còn trên 1 năm dưới 5 năml là 29 người chiếm 58%, còn lại làm việc trên 5 năm chiêm tỷ lệ 38% . Như vậy công nhân viên làm trong bộ phận lưu trú chủ

yếu có thâm niên từ 1 đến 5 năm còn dưới 1 năm rất thấp

- Bộ phận ăn uống: chiếm tỷ lệ công nhân viên nhất có đên 68 người làm trong bộ phận này vì bộ phận ăn uống cần nhiều người phục vụ và thâm niên làm việc tại khách sạn chủ yếu là trên 5 năm (35 người chiếm 52,8%), còn dưới 5 năm trên 1 năm chiếm 37,3%.

- Bộ phận lễ tân: công nhân viên chủ yếu làm việc trên 5 năm (13 người chiếm 52%)

- Bộ phận giải trí: có 4 nhân viên trong đó 2 nhân viên làm việc trên 1 năm dưới 5 năm

- Bộ phận bảo vệ: đa số bộ phận này có thâm niên trên 1 năm.

- Bộ phận kế hoạch nghiệp vụ: tòan bộ nhân viên bộ phận này có thâm niên công tác trên 1 năm và dưới 5 năm

- Bộ phận tổ chức hành chính: không có nhân viên nào có thâm niên công tác dưới 1 năm.

Như vậy ta thấy toàn bộ công nhân viên trong khách sạn đều có thâm niên công tác trên 1 năm .

2.1.3. Phân tích khoản mục chi phí tiền lương,tiền thưởng

Tiền lương

Hiện nay có hai hình thức trả công lao động phổ biến là:

- Trả lương theo thời gian, được quy định theo khối lượng công việc , chức vụ, thâm niên, tay nghề và thời gian công tác.

- Trả lương theo khoán, được quy định theo khối lượng công việc thực hiện. lương theo thời gian thuộc nhóm chi phí bất biến, (định phí) thường áp dụng đối với nhân viên quản lý văn phòng. Lương khóan thuộc nhóm chi phí khả biến (biến phí) thường áp dụng đối với nhân viên sản xuất.

Đối với khách sạn Hoa Hồng do lao động hầu hết đều thuộc hợp đồng dài hạn nên khách sạn áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Do đó, tiến hành phân tích khỏan mục chi phí tiền lương là rất quan trọng vì mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh, nếu như mức lương bình quân không vượt quá mức năng suất lao

động bình quân có nghĩa lao động đã đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích và ngược lại. Đồng thời, hoạt động kinh doanh khách sạn là hoạt động sử dụng nhiều lao động, hoạt động mà hầu hết quá trình phục vụ đều có tiếp xúc trực tiếp giữa người lao động với khách hàng, một ngành mà trình độ và kỹ thuật của nhân viên

đóng vai trò quan trọng, quyết định chất lượng phục vụ.

Tiền thưởng

Tiền thưởng là vấn đề quan trọng trong công việc phát triển của khách sạn, là yếu tố khuyến khích công nhân đề cao tinh thần trách nhiệm nâng cao ý thức làm chủ tập thể, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,… nhằm bảo đảm hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Tùy theo mỗi cá nhân , mỗi giai đoạn, tùy từng công việc và từng bộ phận mà công ty có chính sách thưởng thỏa đáng nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, theo số lượng và chất lượng đồng thời bảo đảm 3 lợi ích đó là:

- Lợi ích người lao động - Lợi ích xã hội

- Lợi ích nhà nước

Ngoài ra khách sạn còn tổ chức khen thưởng theo mức độ đóng góp công sức vào công việc. Mức tiền thưởng của khách sạn được căn cứ trên tỷ lệ % tổng quỹ

Để hiểu rõ hơn về tình hình lương và tiền thưởng của khách sạn ta xem xét trong 3 năm gần đây:

Bảng 2.3 : Tình hình thu nhập của cán bộ nhân viên khách sạn trong 3 năm 2004-2006 Đvt:triêu đồng Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 ± % ± % Tổng doanh thu 24.384,613 25.709,496 22.495,710 1.324,883 5,43 -3.213,786 -12,51 Tổng quỹ lương 1.989,120 1.996,860 2.103,060 7,74 0,38 106,2 5,31 Chỉ số (IS) 0,95 1,2 0,25 25 Thưởng 416,640 290,580 532,140 -126,06 -30,26 241,56 83,4 Tổng thu nhập 2.405,760 2.287,440 2.635,200 -118,32 -4,92 347,76 15,2 Số LĐbq 179 180 180 1 0,56 Tiền lương bq 11,1 11,09 11,68 -0,01 -0,1 0,59 5,32 Thu nhập bq 13,44 12,708 14,64 -0,732 -5,45 1,932 15,2 NSLDbq(ngd/ld) 136,23 142,83 124,98 6,6 4,84 -17,85 -12,5 Công thức: Tổng quỹ lương Tiền lương bq = Số LĐbq Tổng thu nhập Thu nhập bq = Số LĐbq Tổng doanh thu NSLĐ bq = Số LĐbq S1. D0 Is = S0. D1

Trong đó: S1 : là quỹ lương kỳ phân tích S0 : là quỹ lương của kỳ trước D1: là doanh thu của kỳ phân tích D0 : la doanh thu kỳ trước

Nhận xét:

Năm 2005 tổng quỹ lương của khách sạn tăng 7.740.000.000đ tương đương tăng 0,38% so với năm 2004 nhưng tiền thưởng trong năm 2005 lại giảm 126.060.000đ tương đương giảm 30,26% chính vì vậy mà tổng thu nhập của lao

động giảm 118.320.000đ tương đương giảm 4,92% do đó thu nhập bình quân của người lao động giảm 732.000.000đ tương đương giảm 5,45%. Mặc dù tổng quỹ

lương tăng thêm 1 người nhưng do tốc độ tổng quỹ lương tăng thấp hơn tốc độ tăng số lao động nên tiền lương bình quân giảm 0,1% nhưng năng suất lao động tăng do tổng doanh thu tăng.

Sang năm 2006 so với năm 2005 thì tổng quỹ lương của khách sạn tăng 106.200.00đ tương đương tăng 5,31% do đó tiền thưởng của công nhân viên khách sạn tăng do đó tổng thu nhập cũng tăng 347.760.000đ tương đương tăng 15,2% trong khi đó số lao động không đổi nhưng doanh thu lại giảm làm cho năng suất lao

động giảm 11.474.100đ tức là giảm 7.94%

Qua bảng ta thấy một nghịch lý là trong khi năng suất lao động tăng thì tình lương bình quân lại giảm còn khi năng suất lao động giảm thì tiền lương bình quân của người lao động lại tăng chứng tỏ khách sạn đã có những chính sách phân công lao động không hợp lý. Điều đó càng thể hiện rõ hơn thông qua chỉ số IS. Năm 2005 chỉ số này chỉ có 0.95 (<1) chứng tỏ khách sạn đã tiết kiệm quỹ lương so với năm 2004. Sang năm 2006 thì chỉ số này tăng nên là 1.2 (>1) khách sạn đã lãng phí quỹ

lương so với năm 2005

Ta thấy chi phí lương càng giảm thì hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả

cao, nhất là khi khách sạn chưa tìm được cách giảm bớt lao động theo hợp đồng dài hạn chuyển sang làm theo mùa vụ. Tuy nhiên, việc cắt giảm lương cũng cần phải xem xét kỹ lương do kinh doanh khách sạn là kinh doanh: “ con người phục vụ con

người”, nếu khách sạn đạt hiệu quả cao trong năm mà mức thu nhập của nhân viên không tương xứng sẽ gặp phải phản ứng từ phía họ, như thếảnh hưởng lớn đến chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách, điều đó sẽ tác động xấu đến việc nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh của khách sạn, nhất là khi khách sạn cho rằng “ việc cung ứng dịch vụ trong khách sạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà khách cần đặt ra”

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp thu hút khách tại khách sạn hoa hồng (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)