Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của một khách sạ n

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp thu hút khách tại khách sạn hoa hồng (Trang 45 - 96)

C/ THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của một khách sạ n

v Nguồn vốn chủ sở hữu

nguồn vốn chủ sở hữu của khách sạn chủ yếu hình thành từ nguồn vốn quỹ. Năm 2005 việc thực hiện chính sách kinh doanh đúng đồng thời do lượng khách nghỉ tại khách sạn đông và hoạt động nhà hàng có hiệu quả, cùng với việc bổ sung thêm một lượng lớn vào các quỹđầu tư phát triển , quỹ dự phòng tài chính nên nguồn vốn quỹ tăng 991.000.000đ tức tăng 1.4% so với năm 2004. Sang năm 2006 do khách sạn đã rút tiền tại quỹ đầu tư phát triển để phát triển kinh doanh do đó nguồn vốn quỹ giảm 3.365.000.000đ so với năm 2005 tương đương giảm 4.8 %

Như vậy ta thấy trong 3 năm tổng nguồn vốn đều giảm , năm 2005 giảm 1.380.700.000đ, tương đương giảm 1.87% so với năm 2004. Sang năm 2006 giảm 3.008.500.000đ, tương đương giảm 4.15% so với năm 2005

C/ THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của một khách sạn. sạn.

Khả năng thu hút khách của một khách sạn chính là mức độ hấp dẫn của khách sạn đối với thị trờng mục tiêu và tiềm năng, mức độ hấp dẫn tỷ lệ thuận với số lượng khách đến khách sạn. Thông thường mức độ hấp dẫn khách biểu hiện qua chất lượng sản phẩm, giá cả của sản phẩm… Như vậy, mức độ hấp dẫn của khách sạn – khả năng thu hút khách của khách sạn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của rất nhiều nhân tố khác nhau.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu thì người ta chia các nhân tố tác động đến khả năng thu hút khách của khách sạn làm hai nhóm chính:

2.1.1.Nhóm nhân tố khách quan.

Đây là những nhân tố bên ngoài mà khách sạn không có hoặc ít khả năng kiểm soát và thay đổi cúng theo chiều có lợi.

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống tài nguyên du lịch của một điểm du lịch một vùng, một quốc gia

-Điều kiện tự nhiên của một địa điểm du lịch, một vùng, một quốc gia là vị trí

địa lý, điều kiện khí hậu, nguồn nứơc, hệ thống động thực vật, địa hình của điểm du lịch vùng đó. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn sự hấp dẫn của điểm du lịch trong

đó có cả khách sạn, điều kiện tự nhiên sẽ tao ra sự hấp dẫn cho các khách sạn nếu nó có vị trí thuận lợi cho giao thông đi lại, địa hình phong phú đa dạng cho các loại hình hoạt động du lịch, khí hậu thích hợp với con người, thảm thực vật phong phú, có nhiều động cật quý hiếm. Ngược lại nếu điều kiện tự nhiên không tốt là yếu tố kìm hãm sự phát triển du lịch, làm mất đi dự hấp dẫn đối với khách sạn bằng những ảnh hưởng bất lợi như khí hậu tạo nên tính thời vụ, vị trí không thuận cho việc đi lại… Vì thế khi quyết định đầu tư kinh doanh khách sạn các nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ

các nhân tố này để hạn chế những bất lợi xảy ra và đồng thời phát huy tận dụng những lợi thế.

- Hệ thống tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần phát triển thể lực và trí lực, khả năng lao động của con người. Những tài nguyên này tác động một cách trực tiếp tới sản xuất các sản phẩm du lịch.

Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch. Những nơi có nhiều tài nguyên du lịch sẽ thu hút được nhiều khách tham quan và tạo điều kiện tuận lợi cho khách trong việc thu hút khách. Do vậy, trong quá trình kinh doanh thì các nhà kinh doanh du lịch phải có sự phối hợp giữa khai thác và bảo vệ một cách hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên.

Mặc dù thiên nhiên không mấy ưu đãi cho Hải Dương có khung cảnh thơ

mộng như Đà Lạt, Huế, …hay nhiều di tích lịch sử như Hà Nội,…đó là một bất lợi rất lớn đến kinh doanh khách sạn tại Hải Dương nhưng Hải Dương có khu đền thờ

Nguyễn Trãi ( Côn Sơn – Kiếp Bạc) đang ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Với khung cảnh rừng núi hùng vĩ , hoang sơ khu du lịch này đã mang lại thuân lợi cho ngành kinh doanh dịch vụ.

2.1.1.2. Tình hình luật pháp, chính trị.

Tình hình luật pháp, chính trị, kinh tế và an toàn xã hội là những yếu tố vĩ

mô tác động theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực, nên mức độ hấp dẫn khách du lịch của một vùng, một quốc gia và kéo theo nó là ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách của khách sạn. Không ai lại đến một quốc gia có tình hình bất ổn về chính trị

hay xảy ra nội chiến để du lịch và đương nhiên không có khách du lịch thì kinh doanh khách sạn sẽ gặp khó khăn.

Sự an toàn là vấn đề hàng đầu mà khách đặt ra trong mỗi chuyến hành trình du lịch. Vì vậy, một đất nước có tình hình chính trị luật pháp ổn định chặt chẽ luôn tạo cho khách du lịch một cảm giác an tâm. Khách du lịch đi du lịch họ luôn mong có được những ngày nghỉ êm đềm, thỏa mải, quên đi những lo âu thường ngày. Vì thế mỗi quốc gia, mỗi vùng muốn phát triẻn du lịch thì phải thiết lâp một trật tự xã hội, bảo đảm an toàn cho du khách tới tham quan.

Một đất nước có nền kinh tế phát triẻn luôn hấp dẫn du lịch hơn những nơi nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn. Khi nền kinh tế phát triển đây là điều kiện thuận lợi phát triển hoạt động kinh doanh. Ví dụ như Mĩ nguồn thu ngân sách của Mĩ chủ yếu là hoạt động dịch vụ (số lao động làm việc cho ngành dịch vụ là 70%).

2.1.1.3. Mối quan hệ giữa ngành du lịch với ngành khác trong nền kinh tế quốc dân dân

Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm du lịch có tính tổng hợp cao, là sự kết hợp của nhiều ngành sản xuất kinh doanh. Do đó, để tạo ra sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với khách du lịch đòi hỏi phả có sự kết hợp giữa các ngành với nhau.

2.1.1.4. Mức độ cạnh tranh trên thị trường khách sạn.

Đây là một yếu tốảnh hưởng rất lớn tới khả năng thu hút của khách sạn, mức

cung vượt quá mức cầu, khách sạn sẽ phải chịu những áp lực từ phía khách du lịch bởi họ có rất nhiều lựa chọn. Ngoài ra khách sạn còn phải đối đầu với sự canh tranh khốc liệt trên mọi phương diện như chất lượng, giá cả, quy mô, thứ hạng,… Nhiều khách sạn đã phá giá để thu hút khách làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh. Chính điều này làm giảm tính hấp dẫn và hiệu quả thu hút khách cũng giảm theo. Vì vậy, để nâng cao khả năng thu hút khách của khách sạn ngoài việc thực hiện thu hút khách hợp lý cần phải tạo ra sự canh tranh lành mạnh trong thị trường khách sạn.

2.1.1.5. Sức ép từ phía nhà cung cấp và các tổ chức trung gian các kênh phân phối sản phẩm của khách sạn. phối sản phẩm của khách sạn.

Mỗi khách sạn thì có nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, các nhà cung cấp sẽ

gián tiếp tạo ra sự hấp dẫn của khách sạn đối với khách nếu như họ cung cấp hàng hóa, dịch vụ chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng, ổn định. Các tổ chức trung gian trong kênh phân phối đóng góp vai trò quyết định trong việc quảng cáo khuyếch trương, giới thiệu sản phẩm các khách sạn là đầu mối trong việc thu hút khách của khách sạn.

2.1.1.6. Xu hướng vận động của nhu cầu thị trường.

Cầu thị trường thì nó luôn biến động theo quy luật của nó. Khi nó biến động thì đồng thời kéo theo sự biến động của cung. Do đó xu hướng vận động của các luồng khách có ảnh hưởng rất lớn tới lượng khách của một khách sạn. Chính vì thế

trong kinh doanh khách sạn phải nghiên cứu rõ xu hướng vận động của cầu để từđó có những biện pháp thu hút một cách có hiệu quả.

2.1.2. Nhóm nhân tố chủ quan: đây là nhóm nhân tố khách sạn có thể kiểm soát được được

2.1.2.1. Vị trí, cấu trúc của khách sạn.

Vị trí sẽ quyết định tới sự thành công trong kinh doanh khách sạn, khách sạn có vị trí đẹp nơi giàu tài nguyên du lịch, xung quanh đẹp, không khí trong lành, giao thông tiện thì nó sẽ có thế mạnh lớn trong việc thu hút khách.

Vị trí và kiến trúc khách sạn là hai yếu tố gắn chặt chẽ với nhau trong quá trình xây dựng khách sạn. Mỗi khách sạn đều tạo ra kiến trúc riêng biệt, độc đáo để

thu hút khách có thể theo kiến trúc của cổ điển hay hiện đại tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của khách sạn. Kiến trúc phải gắn bó với vị trí, phù hợp với địa lý xung quanh tạo nên sự hài hòa, từđó sẽ tạo ra sự hấp dẫn khách du lịch. Nếu kiến trúc không hài hòa với phong cảnh xung quanh nó sẽ giảm bớt sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Vì thế trong quá trình xây dựng khách sạn phải nghiên cứu sự hài hòa này.

2.1.2.2. Uy tín và thứ hạng của khách sạn.

Uy tín và thứ hạng của khách sạn chính là niềm tin của khách đối với khách sạn. Uy tín là mục tiêu lâu dài của mọi doanh nghiệp không chỉ riêng khách sạn.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay mức độ canh tranh trở nên rất gay gắt thì vấn đề

uy tín và thứ hạng trở nên rất quan trọng. Khách sạn có uy tín và thứ hạng trở nên rất quan trọng. Khách sạn có uy tín cao thì khả năng canh tranh càng lớn. Uy tín không thể gây dựng trong thời gian ngắn được mà nó diễn ra trong thời gian dài thông qua việc dùng của khách tạo ra sự tín nhiệm đối với họ.

Thứ hạng cũng là một thước đo rất quan trọng tới chất lượng dịch vụ cung cấp khách sạn, đồng thời nó cũng là tiêu thức để cho khách sạn lựa chọn. Vì thế

việc xếp hạng khách sạn rất quan cần thiết nó giúp cho khách sạn nhân biết được vị

trí trong bảng xếp hạng đồng thời là công cụ thu hút khách.

2.1.2.3. Chính sách marketing mix của khách sạn

Đây là chính sách của khách sạn cỏ thể kiểm soát được và coi đó là công cụ

thu hút khách.

• Chính sách về sản phẩm

Đó chính là tính đa dạng của sản phẩm, danh mục, chủng loại và đặc tính của nó. Chính vì vậy, để thu hút khách khách sạn không những quan tâm tới sựđa dạng của sản phẩm mà còn cả chất lượng nữa vì chất lượng của sản phẩm là một trong những công cụ, phương tiện quảng cáo hiệu quả, chi phí thấp.

Nó cũng là công cụ hữu hiệu trong việc thu hút khách đối với những khách nhạy cảm về giá.

Trong kinh doanh khách sạn giá vừa là công cụ để cạnh tranh trên thị trường.

Đối với người có khả năng thanh tóan thấp thì giá sẽ quyết định lớn tới quyết định tiêu dùng của khách. Với khách, giá cả là thước đo của chất lượng sản phẩm, họ

quan niêm giá cao thì chất lượng đương nhiên sẽ tốt hơn và ngược lại. Họ có thể so sánh giá khách sạn này với giá của khách sạn khác để lựa chọn tiêu dùng. Vì vậy

đưa ra một chính sách giá hợp lý, linh hoạt sẽ tăng khả năng thu hút khách của khách sạn.

• Chính sách phân phối.

Là lựa chọn và thiết lập kênh phân phối, các trung gian trong quá trình hoạt

động kinh doanh nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Do đặc tính của sản phẩm khách sạn là cố định, việc sản xuất và tiêu dùng tại chỗ, cùng một thời điểm nên việc lựu chọn kênh phân phối có thể tăng khả năng thu hút khách của khách sạn nếu như lựa chọn chúng và ngược lại.

• Chính sách xúc tiến khuyếch trương.

Để mọi người có thể biết đến khách sạn cũng như những sản phẩm của khách sạn, hoạt động khuyếch trương quảng cáo có vai trò quan trọng, nó không chỉ cung cấp thông tin cho khách mà còn giúp cho khách sạn tìm kiếm thị trường mới, mở

rộng phạm vi hoạt động, tăng cường khả năng thu hút khách.

Tóm lại tất cả các nhân tố trên nó đều ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách của khách sạn. Tuy nhiên ở mỗi nhân tố khác nhau thì chúng có mức độ khác

2.2. Thực trạng kinh doanh của khách sạn Hoa Hồng.

2.2.1. Tình hình du khách đến khách sạn trong 3 năm 2004 – 2006.

Mặc dù Hải Dương không có nhiều khách quốc tếđến nhiều như các thành phố

du lịch như Nha Trang, Huế, Quảng Bình nhưng Hải Dương lại có 2 khu công nghiệp lớn đó là khu công nghiệp Nam Sách và khu công nghiệp Đại An. Sự ra đời của sân gôn Chí Linh. Hai khu công nghiệp này ra đời kéo theo sự phát triển các hoạt động dịch vụ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây, giải quyết công ăn việc

làm và tất nhiên ngành kinh doanh khách sạn phát triển . Vì đã có rất nhiều người nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư tại đây vì vậy các chuyên gia nước ngoài, nhà

đầu tư nước ngoài đến đây để công tác. Mặt khác do khách sạn kết hợp với dịch vụ

lữ hành tại công ty và liên hệ với các dịch vụ lữ hành khác... Hải Dương có rât nhiều đền thờ nổi tiếng vì vậy đã thu hút khách quốc tế. Do đó nhu cầu về nhà nghỉ,

ăn uống, vui chơi, giải trí ngày càng tăng

Trên địa bàn Hải Dương hiện nay có 4 khách sạn lớn tương đương với khách sạn Hoa Hồng và nhiều khách sạn nhỏ vì vậy gây sức ép rất lớn về công suất hoạt động khi tình hình cung của buồng ngủ khách sạn, xe du lịch lớn hơn cầu do đó tính cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Trước tình hình đó, là một khách sạn lớn trên địa bàn Hải Dương, những năm qua khách sạn không ngừng cố gắng tìm mọi biện pháp để

Bảng 2.5 : Tình hình lượng khách tại khách sạn Hoa Hồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Chỉ tiêu số lượt khách tỷ trọng(%) số lượt khách tỷ trọng(%) số lượt khách tỷ trọng(%) ± Tốc độ tăng giảm (%) ± Tốc độ tăng giảm (%) Tổng khách 25542 100 26464 100 27653 100 922 3.6 1189 4.5 Khách quốc tế 11200 43.8 11675 44.1 12863 46.5 475 4.24 1188 10.17 Trung quốc 3914 34.94 3468 29.7 4012 31.2 -446 -11.4 544 15.7 Nhật bản 1410 12.59 1892 16.2 2034 15.8 482 34.2 142 7.5 Đài loan 3067 27.38 3596 30.8 3642 28.3 529 17.2 46 1.3 Uc 921 8.2 986 8.4 1042 8.1 65 7 56 5.68 Anh 772 6.9 823 7 813 6.3 51 6.6 -10 -1.21 Pháp 523 4.7 429 3.7 418 3.2 -94 -17.97 -11 -2.56 Nước khác 593 5.3 481 4.12 902 7 -112 -18.9 421 87.52 Nội địa 14342 56.2 14789 55.9 14790 53.5 447 3.1 1 0.006

Nhận xét:

Tổng lượng khách cả khách quốc tếđến khách nội địa trong 3 năm đều tăng năm 2006 (4,5%) tốc độ tăng nhanh hơn năm 2005 (3,6%) nhưng không đáng kể

như vậy ta thấy khách sạn không có bước nhảy vọt nào lớn để tăng số lượng khách tới khách sạn. Như chúng ta đã thấy trên biểu đồ tỷ lệ khách nội địa lưu trú cao hơn khách quốc tế.Thể hiện cụ thể như sau:

Khách quốc tế: năm 2005 số lượng khách quốc tế tăng 475 người tương

đương tăng 4,24% so với năm 2004. Sang năm 2006 số lượng khách quốc tế tiếp tục tăng 1188 người tương đương tăng 10,17% như vậy tốc độ tăng khách quốc tế năm 2006 cao hơn tốc độ tăng năm 2005. Do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

-Khách Trung Quốc: chiếm tỷ trọng khách quốc tế lớn nhất là do 2 khu công nghiệp Đại An và Nam Sách hầu như do các nhà đầu tư Trung Quốc và Đài Loan,

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp thu hút khách tại khách sạn hoa hồng (Trang 45 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)