C/ THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN
2.1.1.3. Mối quan hệ giữa ngành du lịch với ngành khác trong nền
dân
Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm du lịch có tính tổng hợp cao, là sự kết hợp của nhiều ngành sản xuất kinh doanh. Do đó, để tạo ra sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với khách du lịch đòi hỏi phả có sự kết hợp giữa các ngành với nhau.
2.1.1.4. Mức độ cạnh tranh trên thị trường khách sạn.
Đây là một yếu tốảnh hưởng rất lớn tới khả năng thu hút của khách sạn, mức
cung vượt quá mức cầu, khách sạn sẽ phải chịu những áp lực từ phía khách du lịch bởi họ có rất nhiều lựa chọn. Ngoài ra khách sạn còn phải đối đầu với sự canh tranh khốc liệt trên mọi phương diện như chất lượng, giá cả, quy mô, thứ hạng,… Nhiều khách sạn đã phá giá để thu hút khách làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh. Chính điều này làm giảm tính hấp dẫn và hiệu quả thu hút khách cũng giảm theo. Vì vậy, để nâng cao khả năng thu hút khách của khách sạn ngoài việc thực hiện thu hút khách hợp lý cần phải tạo ra sự canh tranh lành mạnh trong thị trường khách sạn.
2.1.1.5. Sức ép từ phía nhà cung cấp và các tổ chức trung gian các kênh phân phối sản phẩm của khách sạn. phối sản phẩm của khách sạn.
Mỗi khách sạn thì có nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, các nhà cung cấp sẽ
gián tiếp tạo ra sự hấp dẫn của khách sạn đối với khách nếu như họ cung cấp hàng hóa, dịch vụ chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng, ổn định. Các tổ chức trung gian trong kênh phân phối đóng góp vai trò quyết định trong việc quảng cáo khuyếch trương, giới thiệu sản phẩm các khách sạn là đầu mối trong việc thu hút khách của khách sạn.
2.1.1.6. Xu hướng vận động của nhu cầu thị trường.
Cầu thị trường thì nó luôn biến động theo quy luật của nó. Khi nó biến động thì đồng thời kéo theo sự biến động của cung. Do đó xu hướng vận động của các luồng khách có ảnh hưởng rất lớn tới lượng khách của một khách sạn. Chính vì thế
trong kinh doanh khách sạn phải nghiên cứu rõ xu hướng vận động của cầu để từđó có những biện pháp thu hút một cách có hiệu quả.
2.1.2. Nhóm nhân tố chủ quan: đây là nhóm nhân tố khách sạn có thể kiểm soát được được
2.1.2.1. Vị trí, cấu trúc của khách sạn.
Vị trí sẽ quyết định tới sự thành công trong kinh doanh khách sạn, khách sạn có vị trí đẹp nơi giàu tài nguyên du lịch, xung quanh đẹp, không khí trong lành, giao thông tiện thì nó sẽ có thế mạnh lớn trong việc thu hút khách.
Vị trí và kiến trúc khách sạn là hai yếu tố gắn chặt chẽ với nhau trong quá trình xây dựng khách sạn. Mỗi khách sạn đều tạo ra kiến trúc riêng biệt, độc đáo để
thu hút khách có thể theo kiến trúc của cổ điển hay hiện đại tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của khách sạn. Kiến trúc phải gắn bó với vị trí, phù hợp với địa lý xung quanh tạo nên sự hài hòa, từđó sẽ tạo ra sự hấp dẫn khách du lịch. Nếu kiến trúc không hài hòa với phong cảnh xung quanh nó sẽ giảm bớt sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Vì thế trong quá trình xây dựng khách sạn phải nghiên cứu sự hài hòa này.
2.1.2.2. Uy tín và thứ hạng của khách sạn.
Uy tín và thứ hạng của khách sạn chính là niềm tin của khách đối với khách sạn. Uy tín là mục tiêu lâu dài của mọi doanh nghiệp không chỉ riêng khách sạn.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay mức độ canh tranh trở nên rất gay gắt thì vấn đề
uy tín và thứ hạng trở nên rất quan trọng. Khách sạn có uy tín và thứ hạng trở nên rất quan trọng. Khách sạn có uy tín cao thì khả năng canh tranh càng lớn. Uy tín không thể gây dựng trong thời gian ngắn được mà nó diễn ra trong thời gian dài thông qua việc dùng của khách tạo ra sự tín nhiệm đối với họ.
Thứ hạng cũng là một thước đo rất quan trọng tới chất lượng dịch vụ cung cấp khách sạn, đồng thời nó cũng là tiêu thức để cho khách sạn lựa chọn. Vì thế
việc xếp hạng khách sạn rất quan cần thiết nó giúp cho khách sạn nhân biết được vị
trí trong bảng xếp hạng đồng thời là công cụ thu hút khách.
2.1.2.3. Chính sách marketing mix của khách sạn
Đây là chính sách của khách sạn cỏ thể kiểm soát được và coi đó là công cụ
thu hút khách.
• Chính sách về sản phẩm
Đó chính là tính đa dạng của sản phẩm, danh mục, chủng loại và đặc tính của nó. Chính vì vậy, để thu hút khách khách sạn không những quan tâm tới sựđa dạng của sản phẩm mà còn cả chất lượng nữa vì chất lượng của sản phẩm là một trong những công cụ, phương tiện quảng cáo hiệu quả, chi phí thấp.
Nó cũng là công cụ hữu hiệu trong việc thu hút khách đối với những khách nhạy cảm về giá.
Trong kinh doanh khách sạn giá vừa là công cụ để cạnh tranh trên thị trường.
Đối với người có khả năng thanh tóan thấp thì giá sẽ quyết định lớn tới quyết định tiêu dùng của khách. Với khách, giá cả là thước đo của chất lượng sản phẩm, họ
quan niêm giá cao thì chất lượng đương nhiên sẽ tốt hơn và ngược lại. Họ có thể so sánh giá khách sạn này với giá của khách sạn khác để lựa chọn tiêu dùng. Vì vậy
đưa ra một chính sách giá hợp lý, linh hoạt sẽ tăng khả năng thu hút khách của khách sạn.
• Chính sách phân phối.
Là lựa chọn và thiết lập kênh phân phối, các trung gian trong quá trình hoạt
động kinh doanh nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Do đặc tính của sản phẩm khách sạn là cố định, việc sản xuất và tiêu dùng tại chỗ, cùng một thời điểm nên việc lựu chọn kênh phân phối có thể tăng khả năng thu hút khách của khách sạn nếu như lựa chọn chúng và ngược lại.
• Chính sách xúc tiến khuyếch trương.
Để mọi người có thể biết đến khách sạn cũng như những sản phẩm của khách sạn, hoạt động khuyếch trương quảng cáo có vai trò quan trọng, nó không chỉ cung cấp thông tin cho khách mà còn giúp cho khách sạn tìm kiếm thị trường mới, mở
rộng phạm vi hoạt động, tăng cường khả năng thu hút khách.
Tóm lại tất cả các nhân tố trên nó đều ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách của khách sạn. Tuy nhiên ở mỗi nhân tố khác nhau thì chúng có mức độ khác
2.2. Thực trạng kinh doanh của khách sạn Hoa Hồng.
2.2.1. Tình hình du khách đến khách sạn trong 3 năm 2004 – 2006.
Mặc dù Hải Dương không có nhiều khách quốc tếđến nhiều như các thành phố
du lịch như Nha Trang, Huế, Quảng Bình nhưng Hải Dương lại có 2 khu công nghiệp lớn đó là khu công nghiệp Nam Sách và khu công nghiệp Đại An. Sự ra đời của sân gôn Chí Linh. Hai khu công nghiệp này ra đời kéo theo sự phát triển các hoạt động dịch vụ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây, giải quyết công ăn việc
làm và tất nhiên ngành kinh doanh khách sạn phát triển . Vì đã có rất nhiều người nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư tại đây vì vậy các chuyên gia nước ngoài, nhà
đầu tư nước ngoài đến đây để công tác. Mặt khác do khách sạn kết hợp với dịch vụ
lữ hành tại công ty và liên hệ với các dịch vụ lữ hành khác... Hải Dương có rât nhiều đền thờ nổi tiếng vì vậy đã thu hút khách quốc tế. Do đó nhu cầu về nhà nghỉ,
ăn uống, vui chơi, giải trí ngày càng tăng
Trên địa bàn Hải Dương hiện nay có 4 khách sạn lớn tương đương với khách sạn Hoa Hồng và nhiều khách sạn nhỏ vì vậy gây sức ép rất lớn về công suất hoạt động khi tình hình cung của buồng ngủ khách sạn, xe du lịch lớn hơn cầu do đó tính cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Trước tình hình đó, là một khách sạn lớn trên địa bàn Hải Dương, những năm qua khách sạn không ngừng cố gắng tìm mọi biện pháp để
Bảng 2.5 : Tình hình lượng khách tại khách sạn Hoa Hồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Chỉ tiêu số lượt khách tỷ trọng(%) số lượt khách tỷ trọng(%) số lượt khách tỷ trọng(%) ± Tốc độ tăng giảm (%) ± Tốc độ tăng giảm (%) Tổng khách 25542 100 26464 100 27653 100 922 3.6 1189 4.5 Khách quốc tế 11200 43.8 11675 44.1 12863 46.5 475 4.24 1188 10.17 Trung quốc 3914 34.94 3468 29.7 4012 31.2 -446 -11.4 544 15.7 Nhật bản 1410 12.59 1892 16.2 2034 15.8 482 34.2 142 7.5 Đài loan 3067 27.38 3596 30.8 3642 28.3 529 17.2 46 1.3 Uc 921 8.2 986 8.4 1042 8.1 65 7 56 5.68 Anh 772 6.9 823 7 813 6.3 51 6.6 -10 -1.21 Pháp 523 4.7 429 3.7 418 3.2 -94 -17.97 -11 -2.56 Nước khác 593 5.3 481 4.12 902 7 -112 -18.9 421 87.52 Nội địa 14342 56.2 14789 55.9 14790 53.5 447 3.1 1 0.006
Nhận xét:
Tổng lượng khách cả khách quốc tếđến khách nội địa trong 3 năm đều tăng năm 2006 (4,5%) tốc độ tăng nhanh hơn năm 2005 (3,6%) nhưng không đáng kể
như vậy ta thấy khách sạn không có bước nhảy vọt nào lớn để tăng số lượng khách tới khách sạn. Như chúng ta đã thấy trên biểu đồ tỷ lệ khách nội địa lưu trú cao hơn khách quốc tế.Thể hiện cụ thể như sau:
Khách quốc tế: năm 2005 số lượng khách quốc tế tăng 475 người tương
đương tăng 4,24% so với năm 2004. Sang năm 2006 số lượng khách quốc tế tiếp tục tăng 1188 người tương đương tăng 10,17% như vậy tốc độ tăng khách quốc tế năm 2006 cao hơn tốc độ tăng năm 2005. Do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
-Khách Trung Quốc: chiếm tỷ trọng khách quốc tế lớn nhất là do 2 khu công nghiệp Đại An và Nam Sách hầu như do các nhà đầu tư Trung Quốc và Đài Loan, Nhật đầu tư . Năm 2005 lượng khách Trung Quốc lại giảm 446 lượt khách tương
đương giảm 11,4 % so với năm 2004. Sang năm 2006 lượt khách này lại tăng nên 554 lượt khách tương đương tăng 15,7 % so với năm 2005 đó là sự cố gắng của tòan khách sạn để ngày càng thu hút lượng khách
-Khách Nhật Bản: chiếm tỷ lệ cao chỉ sau khách Trung Quốc và Đài Loan và có xu hướng tăng trong 3 năm cụ thể: Năm 2005 lượt khách Nhật Bản tăng 482 lượt tức là tăng 34,2% so với năm 2004. Năm 2006 lượng khách này lại tiếp tục tăng nên 142 lượt tương đương tăng 7,5 % đó là do các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng đầu tư
tại Hải Dương. Điều này hứa hẹn nhiều triển vọng đối với thị trường khách Nhật Bản. Khách Đài Loan : Năm 2005 số lượt khách tăng 529 lượt tương đương tăng 17,2% so với năm 2004 sang năm 2006 số lượt khách có tăng nhưng tốc độ tăng không cao chỉ chiếm 1,3 %( tăng 46 lượt)
-Khách Uc : mặc dù lượng khách Nhật không cao nhưng đều tăng đều qua các năm . Năm 2005 tăng 65 lượt tương đương tăng 7% so với năm 2004. Năm 2006 tăng 56 lượt khách tức là tăng 5,68%
-Khách từ các nước Châu Âu nghỉ lại khách sạn chủ yếu là đi du lịch, giải trí (đánh Gôn) còn một phần nhỏ là các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác.
-Khách Anh: trong 3 năm tỷ trọng khách từ Anh đều không thay đổi đáng kể. Năm 2005 lượt khách này tăng 51 lượt tương đương tăng 10% so với năm 2004. Năm 2006 lượt khách từ Anh lại giảm 10 lượt tức là giảm 1,21% một lượt khách không cao nhưng không vì vậy mà khách sạn lại không chú ý đến.
- Khách Pháp : trong 3 năm lượt khách từ Pháp giảm năm 2005 giảm 94 lượt khách tương đương giảm 17,97 %, sang năm 2006 tiếp tục giảm tiếp 11 lượt tức là giảm2,56%
- Khách từ các nuớc khác: năm 2005 khách tại thị trừờng này giảm 112 lượt tương đương giảm 18,9% so với năm 2004 sang năm 2006 tình hình có cải thiện nên lượt khách lại tăng 421 tức là tăng 87,52 sự cố gắng vuợt bậc của tòan bộ công nhân viên trong khách sạn
Khách trong nước: tăng qua các năm là thị trường tiềm năng của khách sạn vì nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển thu nhập của người dân cừng cao nên nhu cầu vụi chơi giải trí cũng ngày càng cao. Theo như thống kê của sân gôn Chi Linh thì khách đánh gôn là chủ yếu là người trong nước. Năm 2005 tăng 447 lượt khách tương đương tăng 3,1 % nhưng năm 2006 lượt người chỉ tăng có 1 một tỷ lệ
tăng qua thấp chứng tỏ khách sạn đã không chú trọng đền thị trường tiềm năng này.
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2004 2005 2006 biểu đồ thể hiện tổng lượt khách tại khách sạn Hoa Hồng Khách quốc tế Nội địa
Như vậy, qua phân tích tình hình du khách đến khách sạn Hoa Hồng, ta thấy một
rất lớn đến sự gia tăng lượng khách này trong những năm tới khách sạn phải có biện pháp thu hút lượng khách tại thị trường này hơn nữa. Nhưng nhìn chung lượng khách trong 3 năm đều tăng đây là một vấn đề khả quan, tuy nhiên để lượng khách tới khách sạn ngày càng tăng thì khách sạn cần phải khai thác, tạo thêm nguồn khách mới thông qua việc đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời chú ý
đến cả 2 phương diện: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng phù hợp với giá cả. Việc nắm được phong tục tập quán , tâm lý của khách nhất là khách có khả năng chi tiêu cao như Uc và Anh sẽ giúp khách sạn tổ chức đón tiếp, tổ chức nơi ăn ngủ phù hợp hơn. Về khách nội địa khách sạn cũng cần chú ý hơn tới thị trường này vì những khách nội địa cũng có khả năng chi trả cao mặt khác khách sạn nên sử dụng chính sách giá cho thị trường này.
2.2.2. Phân tích tính thời vụ và cơ cấu của du khách đến khách sạn Hoa Hồng:
2.2.2.1. Phân tích tính thời vụ của du khách đến khách sạn.
Thời vụ trong du lịch là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch xảy ra dưới tác động của một số nhân tố nhất
định. Sự chênh lệch về thời gian giữa các thể lọai du lịch và cường độ biểu hiện của các thể loại đó, nếu tập hợp lại sẽ biểu hiện được các biến động thời vụ của toàn bộ
hoạt động du lịch. Việc phân tích tính thời vụ trong du lịch có ý nghĩ rất quan trọng, từ việc tìm ra những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến thời vụ du lịch, thấy được những tác động bất lợi do tính thời vụ gây ra đối với nhà kinh doanh du lịch lẫn khách du lịch, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp hạn chế những tác động bất lợi này nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho đơn vị du lịch. Việc xác định quy luật thời vụ du lịch cũng có vai trò quan trọng trong công tác kế hoạch hóa du lịch, để có thể nâng cấp cơ sở vật chất- kỹ thuật, cho lao động nghỉ phép vào thời gian thích hợp và ở mùa du lịch chính khách sạn có thể đưa toàn bộ cơ sở vật chất và lực lượng lao động vào phục vụđạt hiệu quả cao nhất.
Qua thực tế ta thấy như sau:
- Vào các tháng 1,2,3,4 lượng khách quốc tế đến khách sạn đông đối với những khách từ Châu Âu do thời gian này là mùa du lịch chính trong năm, khởi đầu
cho một năm mới và hầu hết những lễ hội truyền thống đều diễn ra trong các ngày