Phân cấp quản lý chi tiêu

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của trường cao đẳng cộng đồng hải phòng (Trang 88 - 90)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẢI PHÒNG

3.2.3 Phân cấp quản lý chi tiêu

Nhà trường phải xây dựng Quy chế thu chi nội bộ dựa trên việc vận dụng linh hoạt các văn bản pháp quy của Nhà nước, không áp dụng một cách cứng nhắc các chế độ đã ban hành quá lạc hậu so với thời điểm hiện tại; thường xuyên sửa đổi, bổ sung Quy chế thu chi nội bộ cho phù hợp với giá cả thị trường ở từng thời điểm. Trong quy chế chi tiêu nội bộ phải xây dựng được hai nội dung cơ bản là định mức các khoản chi và phân cấp chi tiêu.

* Định mức các khoản chi

- Chi cho con người, bao gồm tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp,... phải đảm bảo chế độ hiện hành về tiền lương, tiền thưởng của Nhà nước (gọi là lương 1). Nhà trường rà sốt lại lực lượng lao động, bố trí, sắp xếp con người hợp lý, đảm bảo sử dụng lao động không vượt quá mức biên chế cho phép của Sở nội vụ Hải Phòng. Như vậy, Quỹ tiền lương thực tế hoàn toàn do Ngân sách Nhà nước cấp.

- Nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động đào tạo được chia theo tỷ lệ % thành 2 quỹ; một quỹ dùng để phục công tác đào tạo, một quỹ dùng để phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Quỹ đào tạo được sử dụng để trang trải các khoản chi phí như thanh tốn tiền th giáo viên thỉnh giảng, trả tiền vượt giờ cho giáo viên cơ hữu và kiêm chức trong trường,... còn lại sử dụng để tăng thêm thu nhập cho người lao động dưới hình thức lương 2, lương 3,... tuỳ theo quy mô của quỹ hàng năm.

- Đối với lực lượng lao động làm cơng tác quản lý như các phịng, ban, giáo vụ các khoa,... cần phải sắp xếp lại tổ chức, xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, bố trí cán bộ hợp lý, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ,

hiệu quả; trên cơ sở đó tính tốn, xác định và tiến tới khoán Quỹ lương cho từng bộ phận. Các bộ phận đã được khốn Quỹ lương có quyền tự chủ trong Quỹ lương khốn.

- Các khoản hành chính phí như văn phịng phẩm, tiếp khách, cơng tác phí, tiền điện, nước, điện thoại và các dịch vụ mua ngoài khác cần phải thực hiện cơ chế khốn cho các bộ phận; trường hợp khơng thể thực hiện theo phương thức khốn thì thanh tốn theo từng lần phát sinh. Tuy nhiên, dù khoán hay thanh tốn theo từng vụ việc cũng cần phải tính tốn trên cơ sở chi phí thực tế trong điều kiện trung bình, tránh tình trạng áp đặt các định mức quy định tại các văn bản pháp quy nhưng đã lỗi thời, khơng cịn tính khả thi trong hiện tại. Trong quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của Trường, có nhiều định mức khơng phù hợp với thời giá thực tế, khơng có tính khả thi; chẳng hạn, định mức chi cho cán bộ đi công tác phải di chuyển từ bến xe đến địa điểm làm việc bằng phương tiện thuê ngoài với mức 1.000đồng/người,km là khơng thực tế.

- Kinh phí dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của nhà trường cần phải xây dựng định mức tính trên mỗi học sinh, sinh viên. Hàng năm, phải lập kế hoạch đầu tư cho năm sau và phải duy trì việc thực hiện kế hoạch nghiêm túc. Khi chi cho hoạt động này, cần phải phân biệt từng trường hợp:

+ Đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm mới tài sản cố định theo Chương trình, Mục tiêu đã được duyệt, phải thực hiện theo Luật xây dựng, các định mức, các quy định hiện hành của nhà nước, tổ chức thông tin công khai rộng rãi, thực hiện đấu thầu khách quan cả về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian bảo hành,... đảm bảo sử dụng tiết kiệm kinh phí đầu tư.

+ Đối với hoạt động mua sắm, sửa chữa nhỏ lẻ, cần phải khảo sát nhu cầu, lập kế hoạch, dự toán, thẩm định giá cả,...trước khi trình lãnh đạo phê duyệt kế hoạch và thực hiện.

* Phân cấp chi tiêu

- Đối với các Trung tâm có thu trực thuộc Trường, tổ chức hạch toán kinh tế, mọi khoản chi tiêu phục vụ cho hoạt động của đơn vị do Trung tâm trực tiếp chi trả. Tuy nhiên, Trung tâm phải xây dựng Quy chế thu - chi nội bộ của đơn vị mình trình lãnh đạo Trường duyệt và thực hiện theo đúng các nội dung quy định trong Quy chế; đồng thời, phải làm đầy đủ thủ tục, chứng từ khi chi tiêu; hàng kỳ, phải quyết tốn với Phịng kế tốn - tài chính;

- Ngồi các Trung tâm hạch toán kinh tế, tất cả các bộ phận khác trong trường đều phải thực hiện chi tiêu tập trung tại phịng tài chính - kế tốn. Phịng tài chính - kế tốn có trách nhiệm xây dựng quy trình thanh tốn và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan trong và ngoài trường thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo đúng các văn bản pháp quy của Nhà nước, Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường và Quy trình thanh tốn của Phịng tài chính - kế tốn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của trường cao đẳng cộng đồng hải phòng (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w