0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Khai thác và quản lý nguồn thu tập trung

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẢI PHÒNG (Trang 77 -88 )

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẢI PHÒNG

3.2.2 Khai thác và quản lý nguồn thu tập trung

Để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, nhà trường phải chủ động khai thác mọi nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong quá trình hoạt động của trường. Muốn vậy, hoạt động của nhà trường phải hướng tới:

Thứ nhất, sắp xếp lại bộ máy tổ chức của trường theo hướng hình thành các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ trực thuộc, hạch toán kinh tế; nhà trường xây dựng Cơ chế tài chính để các đơn vị này hoạt động sao cho phát huy tính năng động của từng bộ phận, trên cơ sở đó, khai thác nguồn thu một cách hiệu quả.

Cơ chế tài chính hiện nay của trường mang nặng tính tập trung, bao cấp. Nhà trường trực tiếp thu học phí và cũng trực tiếp chi cho tất cả mọi nhu cầu phát sinh trong trường. Khơng có một đơn vị nào trực thuộc có nguồn thu

riêng, kể cả các Trung tâm như Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm thông tin - Thư viện, Trại trường và vườn thực nghiệm,... Thực chất các Trung tâm này chỉ đóng vai trị như các khoa chuyên môn, làm công tác giảng dạy, phục vụ đào tạo trong trường. Để khai thác nguồn thu, Nhà trường cần phải tổ chức các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ trong trường, có con dấu và tư cách pháp nhân riêng; xây dựng Quy chế hoạt động và Cơ chế tài chính để các đơn vị này thực hiện hạch toán kinh tế. Trước mắt, Nhà trường tổ chức một số đơn vị sự nghiệp, dịch vụ hoạt động theo cơ chế tự hạch toán kinh tế, bao gồm: Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm dịch vụ kế toán - kiểm toán, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trung tâm dich vụ tổng hợp.

a. Tổ chức và hoạt động của các Trung tâm

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trường, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế phụ thuộc. Bộ máy tổ chức của mỗi Trung tâm bao gồm Giám đốc, các Phó giám đốc và cán bộ, nhân viên đảm nhận các cơng việc chun mơn. Trung tâm có bộ máy kế tốn riêng để quản lý thu - chi và hạch toán kinh tế. Tổ chức và biên chế của Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quyết định. Mỗi Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động riêng.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên

Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện đào tạo các ngành nghề, bậc học thuộc phạm vi hoạt động của trường theo hình thức vừa làm, vừa học. Trung tâm có thể tổ chức các lớp học ngay tại Trường hoặc thuê địa điểm phù hợp với nhu cầu của người học; tổ chức các lớp học theo yêu cầu của người sử dụng lao động đặt tại cơ sở của khách hàng,... Ngoài hoạt động tự đào tạo, Trung tâm có thể liên thơng, liên kết với các Cơ sở đào tạo khác để đào tạo những ngành nghề, bậc học không thuộc phạm vi chuyên môn hay năng lực

của Trường. Hoạt động đào tạo của Trung tâm phải tuân theo Quy chế của Bộ giáo dục & đào tạo và các quy định của trường về Chương trình, thời gian, đánh giá kết quả học tập,... để đảm bảo chất lượng đào tạo; chịu sự kiểm tra, thanh tra đào tạo của trường cũng như các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Lực lượng giáo viên tham gia đào tạo tại Trung tâm chủ yếu là giáo viên cơ hữu của Trường; ngoài ra, Trung tâm có thể mời giáo viên bên ngồi thỉnh giảng nếu nhu cầu phát sinh lớn, lực lượng giáo viên cơ hữu không đáp ứng được yêu cầu hoặc những học phần, lĩnh vực khác với chuyên môn của giáo viên cơ hữu hiện có. Đối với giáo viên thỉnh giảng, cần phải có quy định tiêu chuẩn như: lĩnh vực, trình độ chun mơn, sức khỏe, độ tuổi,... sao cho đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Trung tâm dịch vụ kế tốn - kiểm tốn

Trước đây, Nhà trường có thành lập Trung tâm kinh tế và quản lý trực thuộc Trường. Tuy nhiên, hoạt động của Trung tâm chỉ thực hiện chức năng như một khoa chuyên môn, nhiệm vụ chủ yếu và duy nhất của Trung tâm là giảng dạy theo kế hoạch đào tạo của Trường. Từ năm 2009, Trung tâm kinh tế và quản lý được tách thành hai khoa: Khoa kế tốn - tài chính và Khoa quản trị - du lịch. Trung tâm dịch vụ kế tốn - kiểm tốn thành lập khơng phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn như Trung tâm kinh tế và quản lý mà để cung ứng cho khách hàng các dịch vụ thuộc lĩnh vực kế tốn - kiểm tốn nhằm tìm kiếm lợi ích kinh tế. Tuỳ theo năng lực chuyên môn mà phạm vi, hình thức hoạt động cụ thể của Trung tâm có thể bao gồm:

+ Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cấp chứng chỉ cho học viên như: mở lớp kế toán tổng hợp, kế toán thực hành, kế toán trên máy, đào tạo trợ lý kiểm toán viên, kê khai thuế,...;

+ Tư vấn cho khách hàng về lĩnh vực kế toán - kiểm toán - thuế và một số lĩnh vực khác có liên quan;

+ Thực hiện dịch vụ tuyển dụng kế toán, cung ứng Kế toán viên, Kế toán trưởng, Trợ lý kiểm toán viên cho các đơn vị kế tốn có nhu cầu trên cơ sở Trung tâm "bảo hành" trình độ chun mơn, chất lượng cán bộ được tuyển dụng;

+ Trực tiếp cung ứng dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ kê khai thuế cho các đơn vị có nhu cầu;

+ Làm thủ tục Hải quan cho các công ty xuất, nhập khẩu;

+ Liên kết với các trường Đại học, bộ tài chính và các cơ sở khác có thẩm quyền để đào tạo, cấp chứng chỉ Kế toán trưởng;

+ Hợp tác kinh tế với các đối tác dưới hình thức góp vốn kinh doanh. Cùng với thời gian, hoạt động của Trung tâm kế toán - kiểm toán ngày càng phong phú với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.

- Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học thành lập để cung ứng các dịch vụ thuộc lĩnh vực Ngoại ngữ và Tin học, bao gồm:

+ Mở các lớp đào tạo cấp chứng chỉ trình độ Ngoại ngữ, Tin học A, B, C cho học sinh, sinh viên trong trường cũng như nhu cầu tư bên ngoài;

+ Thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến Ngoại ngữ và Tin học như dịch thuật, phiên dịch, cung cấp thiết bị tin học, chăm sóc khách hàng tại nhà,...;

+ Tham gia các dự án trong nước và của các tổ chức nước ngoài liên quan đến lĩnh vực đào tạo Ngoại ngữ, Tin học tại các Cơ sở đào tạo địa phương và các tỉnh lân cận;

- Trung tâm Thông tin - Thư viện

Trung tâm Thông tin - Thư viện thành lập và được trang bị các thiết bị cung cấp thông tin hiện đại, hệ thống tài liệu phong phú, bao gồm: sách giáo khoa, giáo trình, liệu tham khảo, báo, tạp chí, băng, đĩa,... Học sinh, sinh viên, giáo viên trong và ngồi trường có thể đến đây để tra cứu thơng tin trên máy

tính nối mạng Internet, đọc tài liệu tại chỗ hoặc mượn về nhà,... Tuy nhiên, mọi hoạt động của Trung tâm đều là cung ứng dịch vụ có thu tiền từ người sử dụng.

- Trung tâm dịch vụ tổng hợp

Trung tâm dịch vụ tổng hợp thực hiện việc cung ứng các dịch vụ cho trong và ngoài trường như:

+ Những dịch vụ liên quan đến học đường, ký túc xá: Vệ sinh, nước uống, điện, nước sạch, nhà ở ký túc xá;

+ Trông coi xe, bao gồm cả trơng coi xe cho các đối tác ngồi trường; in ấn, phô tô tài liệu, hoạt động căng tin, kinh doanh văn phòng phẩm, sim, thẻ điện thoại;

+ Giới thiệu việc làm cho sinh viên, bao gồm cả việc giới thiệu cho sinh viên làm việc ngay tại các Trung tâm, các bộ phận trong Trường có nhu cầu sử dụng lao động và giới thiệu sinh viên làm việc tại các cơ sở bên ngoài.

Đây là đơn vị kinh tế hoạt động đa dạng, có thể thu hút được nhiều lao động, trong đó có cả lực lượng lao động dơi dư từ việc bố trí, sắp xếp lại cơng tác tổ chức, cán bộ của Trường và lực lượng sinh viên.

b. Cơ chế tài chính đối với các Trung tâm

- Nguồn thu của các Trung tâm gắn liền với hoạt động của từng đơn vị, bao gồm:

+ Kinh phí đào tạo (học phí, lệ phí thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, học lại thi lại, thực tập, kiến tập,...) do người học, hay tổ chức, cá nhân sử dụng lao động sau đào tạo đóng góp;

+ Phí dịch vụ tuyển dụng lao động, giới thiệu việc làm từ các tổ chức, cá nhân đã được đáp ứng nhu cầu;

+ Phí dịch vụ trơng coi xe, cung cấp nước uống, vệ sinh trường lớp cho đối tượng học sinh, sinh viên;

+ Phí dịch vụ thu được từ hoạt động dịch thuật, phiên dịch, chăm sóc khách hàng, phơ tơ, in ấn tài liệu,...;

+ Kết quả từ hoạt động kinh doanh ăn uống, văn phòng phẩm và các hoạt động kinh tế khác.

Nguồn thu của của Trung tâm nào do bộ máy kế tốn của Trung tâm đó trực tiếp thực hiện. Mức thu từng khoản dịch vụ do các Trung tâm xác định trên tinh thần đảm bảo nguyên tắc hạch tốn kinh tế và khơng vi phạm các văn bản pháp quy của Nhà nước và quy định chung của trường.

- Mọi chi phí phát sinh trong q trình hoạt động do các Trung tâm trực tiếp chi trả. Các Trung tâm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của mình trên cơ sở chế độ Nhà nước hiện hành (đối với những khoản chi phải tuân thủ các văn bản pháp quy của Nhà nước), các định mức chi tiêu quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường và cơ chế tài chính riêng của Trung tâm. Đối với các Trung tâm có hoạt động đào tạo, để đảm bảo nâng cao thu nhập cho giáo viên cơ hữu của Trường, đơn giá tiết giảng chuẩn thanh toán cho giáo viên phải xây dựng tối thiểu cũng ngang bằng với đơn giá thanh toán dạy vượt giờ của hệ Chính quy cùng thời điểm; ngồi ra, khi quy đổi tiết giảng chuẩn phải tính đến các yếu tố dạy ngồi giờ, dạy ngày nghỉ, ngày lễ, hệ số lớp đông, học hàm học vị,... Đối với các Trung tâm có hoạt động kinh tế, hoạt động dịch vụ sử dụng lao động phổ thông, mức chi trả tiền công cho người lao động căn cứ vào giá cả thị trường lao động và hợp đồng lao động ký kết với Trung tâm.

- Tất cả các khoản thu - chi phát sinh tại các Trung tâm đều phải có chứng từ kế tốn theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành và các quy định riêng của trường từ trình tự thu - chi đến biểu mẫu chứng từ.

- Nhà trường quản lý tài chính đối với Trung tâm thơng qua cơ chế khốn kinh phí theo tỷ lệ % trên tổng doanh thu của Trung tâm hoặc trên chỉ tiêu thu nhập (đối với các hoạt động kinh tế). Để quản lý tài chính chặt chẽ,

Nhà trường nên sử dụng phần mềm kế tốn có thể nối mạng được với các Trung tâm; yêu cầu các trung tâm phải sử dụng hóa đơn do trường quản lý khi cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho khách hàng để đảm bảo kiểm soát được 100% nguồn thu từ các Trung tâm cũng như các đơn vị nội bộ có thu khác; quy định chế độ báo cáo tài chính định kỳ và duy trì chế độ báo cáo nghiêm túc.

Thứ hai, xây dựng cơ chế tài chính phù hợp để đẩy mạnh hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác toàn diện với các tổ chức, cơ sở đào tạo trong và ngồi nước, từ đó tăng nguồn thu cho trường.

- Hiện nay, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng đào tạo các ngành kinh tế là chủ yếu (chiếm trên 70% tổng số học sinh, sinh viên của trường); trong ngành kinh tế, học sinh, sinh viên theo học trung cấp và cao đẳng kế toán, kiểm tốn chiếm tuyệt đại đa số. Ngồi ra, các ngành kinh tế khác như "Tài chính ngân hàng", "Quản trị kinh doanh" cũng thu hút được nhiều học sinh tham gia. Ngược lại, tuyển sinh các ngành kỹ thuật như "Điện - Điện tử", "Cơ khí", "Trồng trọt", "Chăn ni",...là một khó khăn thách thức rất lớn đối với trường. Thực tế những năm qua, các ngành kỹ thuật chỉ tuyển sinh được mỗi năm 1 lớp với số học sinh mỗi lớp vào khoảng 20 - 30 người; trong khi đó, lực lượng giáo viên của các ngành kỹ thuật hiện nay khá động. Từ thực trạng đó, một mặt, trường nên tăng cường năng lực đào tạo để thu hút thêm người học vào ngành kế tốn, kiểm tốn, ngành mà xã hội đang có nhu cầu lớn và cũng là thế mạnh của trường; mặt khác, mở thêm các ngành kinh tế mới phù hợp với năng lực đào tạo sẵn có của trường và nhu cầu xã hội như: "Tài chính doanh nghiệp", "Tài chính cơng",...Bên cạnh việc phát triển các ngành kinh tế, cần rà soát lại các ngành kỹ thuật, xem xét đánh giá lại nhu cầu xã hội và năng lực thực sự của trường đối với việc đào tạo các ngành nghề đó; cần phải so sánh và đánh giá mức độ cạnh trạnh với các cơ sở đào tạo khác trong vùng từ đó quyết định nên giữ lại ngành nghề nào và hướng đầu tư phát

triển ngành nghề đó ra sao.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường, khuyến khích giáo viên, cán bộ và học sinh sinh viên trong trường tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học; vừa coi nghiên cứu khoa học là hoạt động chuyên môn, đồng thời là hoạt động mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần cải thiện năng lực tài chính của trường. Tiền thân của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng là các trường trung cấp chuyên nghiệp nên cán bộ, giáo viên chưa quen với công tác nghiên cứu khoa học. vì vậy, nhà trường cần phải có sự khuyến khích, nâng đỡ, tạo điều kiện cả về mặt vật chất và tinh thần để mọi người thấy được tính hấp dẫn của cơng tác nghiên cứu khoa học; phải tiến hành từ thấp đến cao, bước đầu chỉ là những hoạt động đơn giản như viết chuyên đề, soạn tập bài giảng, viết giáo trình nội bộ,... bằng nguồn kinh phí của trường, dần dần tiến tới những đề tài phức tạp, phạm vi nghiên cứu rộng, sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước, các tổ chức kinh tế và xã hội.

- Là trường cao đẳng thành lập theo mơ hình Trường Cao đẳng Cộng đồng của các nước Châu Âu và Bắc Mỹ, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phịng có quan hệ với nhiều trường đại học và cao đẳng trên thế giới nhưng chưa có chương trình hợp tác cụ thể và cho đến nay, sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức này đối với trường là không đáng kể. Trong dự án thành lập thí điểm sáu trường cao đẳng cộng đồng ở Việt Nam, Chính phủ Hà Lan hỗ trợ cho một số cán bộ của trường sang Hà Lan tham quan và học phương pháp dạy học mới. Trong quan hệ với Tổ chức hỗ trợ đại học của Canađa (WUSC), tổ chức này mới chỉ cử tình nguyện viên sang giảng dạy Tiếng Anh một thời gian ở Trường và tài trợ tài liệu dạy học với giá trị rất hạn chế. Với xu hướng mở cửa và hội nhập tồn diện hiện nay, trường cần chủ động, tích cực quan hệ, tìm kiếm sự hợp tác và tài trợ của các trường, các tổ chức khác. Trong quan hệ và hợp tác phải lấy hiệu quả làm trọng, tránh tình trạng quan hệ tràn

lan, tổ chức nhiều chuyến "du ngoại" tốn kém mà kết quả chỉ chung chung, thiếu tính khả thi. Bên cạnh việc quan hệ với bên ngoài, trường cần quan tâm tới việc tranh thủ sự giúp đỡ của các trường đại học, cao đẳng trong nước về chuyên môn, nghiên cứu khoa học và cả hoạt động hợp tác kinh tế. Với thực

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẢI PHÒNG (Trang 77 -88 )

×