0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẢI PHÒNG (Trang 72 -76 )

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẢI PHÒNG

3.1.1 Định hướng phát triển

3.1.1.1 Định hướng phát triển của đảng và Nhà nước

2020 là "Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực hoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân".

Mục tiêu phát triển giáo dục 5 năm tới (2010 - 2015) trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 cũng chỉ rõ: Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức.

Đề án Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 đưa ra các mục tiêu về quy mô, chất lượng đào tạo đại học và cao đẳng:

- Nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020. Tỷ lệ sinh viên so với dân số trong độ tuổi từ 18 đến 24 là 40% vào năm 2020. Mở rộng quy mơ giáo dục đại học ngồi cơng lập, phấn đấu đến 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở giáo dục đại học ngồi cơng lập chiếm 30%-40% tổng số sinh viên trong cả nước. Đến năm 2020, có khoảng 15.000 sinh viên nước ngồi đăng ký vào học tại các trường đại học Việt Nam.

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp, 80% số sinh viên tốt nghiệp đạt mức 3 theo chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế. Đến năm 2020 có ít nhất 5% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ ngang bằng với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học hàng đầu trong khối ASEAN, 80% số sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc. Đồng thời, với việc nâng cao chất lượng toàn diện sinh viên diện đại trà, mở rộng diện đào tạo, bồi

dưỡng sinh viên tài năng để chuẩn bị đội ngũ nhân lực có trình độ cao, thạo ngoại ngữ, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới để đến năm 2020, Việt Nam đứng trong nhóm 50 nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh về nhân lực.

Đồng thời, Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 cũng đã đưa ra 11 giải pháp, bao gồm:

- Đổi mới quản lý giáo dục

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

- Tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân và mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục

- Đổi mới chương trình và tài liệu giáo dục

- Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục

- Xã hội hóa giáo dục

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục - Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội

- Hỗ trợ giáo dục đối với các vùng miền và người học được ưu tiên - Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu

- Xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến

Để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục nói trên, Chính phủ sử dụng rất nhiều cơng cụ khác nhau, trong đó tài chính được coi là cơng cụ hiệu lực hàng đầu. Với chức năng thu hút, phân bổ, điều hồ kinh phí cho giáo dục, tài chính giám sát mọi hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục, thấy được sự phát triển giáo dục giữa các vùng miền, các ngành, các bậc học,...từ đó tham mưu cho Đảng, Chính phủ có những giải pháp phù hợp để phát triển giáo dục.

Hiện nay, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục của nước ta vào loại cao trên thế giới. Tuy nhiên, so với nhu cầu chi tiêu thực tế hàng năm thì kinh phí đó

hãy cịn rất thấp. Để giáo dục phát triển, đạt được mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra, cần phải có cơ chế tài chính thích hợp, huy động được sự đóng góp của mọi tầng lớp trong xã hội, tranh thủ được sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước; đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính huy động được cho sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. Mỗi cơ sở đào tạo cũng phải xây dựng cho mình một cơ chế tài chính phù hợp với đặc điểm của đơn vị, tránh tư tưởng trông chờ vào sự bao cấp của Ngân sách Nhà nước.

3.1.1.2 Định hướng phát triển của Trường

Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng là một trường còn non trẻ, mục tiêu của trường trong những năm tiếp theo là:

- Tiếp tục xây dựng và phát triển Trường cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng thành một cơ sở đào tạo đa ngành, đa cấp, đa bậc; nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu về nhân lực có chất lượng cao cho Thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận vùng duyên hải cũng như tất cả các vùng miền trong cả nước;

- Tổ chức và hỗ trợ tích cực cho hoạt động nghiên cứu khoa học, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, đưa Trường Cao đẳng Cộng đồng trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học của miền duyên hải phía bắc;

- Quy hoạch lại trường, sớm tập trung mọi hoạt động của trường về một địa điểm để thuận lợi hơn trong công tác quản lý và triển khai các hoạt động của trường. Xây dựng nhà hiệu bộ, giảng đường; trang bị mới thiết bị dạy học hiện đại để học sinh, sinh viên có đủ phịng học khơng phải tăng ca, không phải "học chay" nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

- Sắp xếp lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và mọi hoạt động khác của trường để tiết kiệm chi phí, thời gian, đồng thời nâng cao chất lượng thông tin; tuyển dụng

cán bộ, giảng viên một cách chọn lọc để đáp ứng yêu cầu công tác và tiết kiệm chi phí; đặc biệt, chất lượng giảng viên phải đặt lên hàng đầu.

- Chuẩn bị mọi điều kiện về vật chất, con người, chương trình đào tạo,...phấn đấu đến năm 2015 nâng trường lên thành trường đại học kinh tế - kỹ thuật, đào tạo nhân lực có trình độ đại học cho cả nước.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HẢI PHÒNG (Trang 72 -76 )

×