Cơ cấu nguồn vốn và bố trí kế hoạch vốn hằng năm

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh cao bằng (Trang 51 - 53)

Trong 5 năm qua, tổng kế hoạch vốn ĐTPT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là 4.872 tỉ đồng, bình quân 974,4 tỉ đồng/năm, tăng bình quân

9%/năm. Số liệu kế hoạch vốn đợc theo dõi theo 9 nhóm nguồn (xem Khung 2.1), trong đó một số nguồn vốn có tỉ trọng lớn, đó là: Nguồn ngân sách tập trung (NSTT) 16% tổng KH, nguồn CTMTQG 25%, nguồn NSTƯ hỗ trợ có mục tiêu (HTMT) 33%, nguồn thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị 7%, và nguồn thực hiện Quyết định 120 (5%) (số liệu tại Biểu 2.6). Qua đó ta thấy ở Cao Bằng đa số nguồn vốn đợc đầu t theo các mục tiêu đã chỉ định, những nguồn vốn này không thể điều chuyển. Chỉ có nguồn NSTT do trung ơng hỗ trợ cân đối cho địa phơng, tỉnh có thể điều chuyển bố trí cho các dự án do địa phơng quản lí.

Kế hoạch vốn ĐTPT từ năm 2006 đến 2009 có tăng từ 765 tỉ đồng lên 1.125 tỉ đồng, đến năm 2010 bắt đầu giảm. Tỉ lệ tăng trởng kế hoạch vốn lại giảm dần từ 22% (năm 2007) xuống -13% (năm 2010). Nhìn chung, xu hớng của vốn NSNN trong tổng vốn đầu t toàn xã hội là tăng về số tuyệt đối nhng giảm dần về số tơng đối và tỉ trọng, xu hớng này cũng phản ánh kết quả của công tác xã hội hoá nguồn vốn đầu t, vốn từ NSNN chủ yếu để tạo tiền đề, khơi dậy các nguồn lực trong xã hội.

Biểu 2.6: Vốn ĐTPT từ NSNN trên địa bàn Cao Bằng giai đoạn 2006-2010

Đơn vị tính: tỉ đồng Nguồn 2006 2007 2008 2009 2010 Cộng % Nguồn NSTT 78 166 179 177 181 781 16,02% Nguồn Nghị quyết 37 59 70 64 76 89 358 7,34% Nguồn Quyết định 120 43 62 48 49 49 251 5,15% Nguồn CTMTQG 212 210 307 295 199 1.223 25,10% Nguồn HTMT 318 315 460 288 240 1.620 33,26% Nguồn vốn ODA 24 50 - 78 80 232 4,75%

Nguồn vốn cửa khẩu 32 60 13 25 25 155 3,19%

Nguồn vốn du lịch - - - 14 14 28 0,57%

Nguồn Nghị quyết 30a - - - 125 100 225 4,62% Cộng: 765 933 1.071 1.125 978 4.872 100%

Việc bố trí vốn ĐTPT từ NSNN ở Cao Bằng tuy có giảm theo chiều hớng trên, tuy nhiên vốn NSNN vẫn đang chiếm tỉ trọng lớn và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của địa phơng. Trên thực tế, là một tỉnh cần vốn đầu t nh- ng kế hoạch vốn các năm lại không sử dụng hết, điều này cần phải đợc xem xét nguyên nhân hai phía đó là công tác quản lí vốn và khả năng hấp thụ vốn của Cao Bằng. (Số liệu và tỉ trọng kế hoạch vốn tại Phụ lục 1, và các sơ đồ biểu diễn nguồn vốn đợc nêu tại các Hình 2.6, Hình 2.7).

Công tác quản lí nguồn vốn còn đợc cơ quan tài chính địa phơng theo dõi chi tiết, phân loại đến 57 nguồn để phục vụ cho công tác quyết toán vốn hằng năm (chi tiết tại Phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh cao bằng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w