II. Khu vực có vốn ĐT nước ngoài 25,4 11,8 159,1 167,
Chương III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM
3.4.3. Các giải pháp cụ thể cho các chuyên ngành công nghiệp:
Giai đoạn đến năm 2020 tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ cao , tập trung vào các ngành công nghiệp ưu tiên của tỉnh như :
Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
Tập trung tối đa các nguồn lực thực hiện tốt các dự án đầu tư mở rộng,nâng cấp công nghệ khai thác chế biến khoáng sản đối với các mỏ có tiềm năng nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành khai thác chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Coi trọng các điều kiện phát triển bền vững như :Bảo vệ môi trường , quản lý tốt nguồn tài nguyên, chăm lo đời sống của công nhân, phát triển nguồn nhân lực ( kiến thức về thị trường, trình độ kinh doanh của cán bộ quản lý, tay nghề cho công nhân …) .
Đối với dự án mỏ sắt Thạch Khê đã được Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và cho phép lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo phương án kết hợp giữa dự án khai thác mỏ với dự án nhà máy thép liên hiệp.
Năm 2010 khai thác mỏ sắt Thạch Khê công suất ban đầu là 4,4 triệu tấn/năm, phấn đấu sau năm 2010 khai thác và chế biến quặng sắt với tổng công suất từ 5-8 triệu tấn/năm cung cấp cho nhà máy luyện thép liên hợp công suất 4,5 triệu tấn sản phẩm/năm.
Công nghiệp luyện kim
Phát triển ngành công nghiệp luyện kim tỉnh Hà Tĩnh bền vững , xây dựng cơ sở luyện kim ở nơi thuận tiện cho việc cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ thành phẩm . Ưu tiên sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành đóng tàu, cơ khí, xây dựng . Xây dựng Hà Tĩnh là một trung tâm luyện thép ở phía Bắc , có sản phẩm thép phôi, thép cán, thép ống, thép hình…với công nghệ thiết bị tiên tiến .Có chính sách hợp lý để thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển.
Công nghiệp sản xuất điện năng
Tập trung tối đa các nguồn lực đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm giai đoạn 2006-2020, mục tiêu là các dự án lớn sẽ được triển khai trong giai đoạn tới như khai thác và chế biến quặng sắt Thạch Khê và khu liên hợp thép-luyện kim …Hoàn thiện và phát triển đầu tư Trung tâm nhiệt điện Vũng áng ,góp phần cung ứng cho lưới điện quốc gia . Phát triển mạnh thủy điện nhỏ, khuyến khích tận dụng các dạng năng lượng có thể khai thác như gió, mặt trời .
Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản thực phẩm
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến trên cơ sở lợi thế về nguồn nguyên liệu để thực hiện chế biến sản phẩm phục vụ xuất khẩu . giảm dần các sản phẩm sơ chế , đầu tư phát triển công nghệ chế biến sâu , chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng nhằm tăng giá trị của sản phẩm . Đa dạng về quy mô và loại hình sản xuất chế biến , trong đó song song với việc xây dựng các cơ sở chế biến tập trung gần với vùng nguyên liệu đồng thời khuyến khích phát triển các cơ sở chế biến nhỏ của các hộ gia đình, làng nghề . Xây dựng các vùng nguyên liệu thủy hải sản để có thể cung ứng đủ cho các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu
Phát triển chăn nuôi theo hướng tăng nhanh đàn bò , heo thịt và gia cầm . Cải thiện chất lượng thịt và trọng lượng xuất chuồng .Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung , bán công nghiệp và công nghiệp .Chú trọng chất lượng sản phẩm theo quy định quốc tế .
Công nghiệp cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin
Để phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tĩnhgiai đoạn 2006- 2020 và những năm tiếp theo, ngành cơ khí , điện tử cần được tổ chức theo hướng hoạt động tập trung phục vụ các cơ sở công nghiệp như công nghiệp phụ trợ ngành đóng tàu (theo quy hoạch của tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) , khai thác , luyện kim, cung cấp các loại máy móc phục vụ canh tác nông nghiệp , đa dạng hóa các sản phẩm kim khí phục vụ tiêu dùng và đời sống nhân dân ( dao kéo, các sản phẩm rèn ..) Mặt khác do xuất phát điểm thấp , quy mô nhỏ bé, ngành này cần phải tiếp tục thu hút các nguồn đầu tư để phát triển mạnh hơn . Phát triển các nhà máy chế tạo kết cấu định hình và đặc thù cho các khu công nghiệp .
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Trong giai đoạn 2006-2020 , Hà Tĩnh tập trung phát triển các loại vật liệu có lợi thế như :
Vật liệu xây, vật liệu lợp , đá xây dựng, cát sỏi xây dựng, xi măng …Lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp đối với từng chủng loại vật liệu xây dựng , bố trí sản xuất gần các vùng nguyên liệu và các vùng tiêu thụ để phù hợp với đặc thù của đa số các loại vật liệu xây dựng là nặng và cồng kềnh . Sản xuất gạch nung theo công nghệ lò tuynel và xây dựng trạm nghiền clinke. Tập trung tối đa các nguồn lực thực hiện tốt các dự án sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng cao bởi nhiều dự án quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng của tỉnh được triển khai xây dựng như : Dự án xây dựng khu liên hợp khai thác và luyện kim mỏ sắt Thạch Khê, cải tạo nâng cấp quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, nâng cấp các thị trấn, thị tứ …
Công nghiệp hóa chất và sản phẩm hóa chất
Phát huy các nguồn lực, các nguồn nguyên liệu sẵn có của tỉnh, đối chiếu với nhu cầu với năng lực sản xuất hiên nay của toàn ngành hóa chất Việt Nam , mở rộng sản xuất các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thủy sản và nhu cầu dân dụng cho địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các
vùng lân cận nhưng vẫn đảm bảo môi sinh, môi trường , coi trọng hiệu quả kinh tế và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế .
Công nghiệp dệt may, da giầy
Trước mắt phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và gia công cho bên ngoài . Đối với công nghiệp dệt , một ngành có công nghệ phức tạp, đòi hỏi quy mô và vốn đầu tư lớn có thể phát triển sau một bước khi có điều kiện . Khuyến khích thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt là nước ngoài đầu tư vào các công trình dệt may, phụ liệu may có quy mô vừa và nhỏ . Liên kết với các Tổng công ty may thuộc tập đoàn Dệt – May Việt Nam trở thành vệ tinh của các công ty lớn và được giúp đỡ kỹ thuật , mẫu mã và tiêu thụ sản phẩm . Tập trung xây dựng cụm công nghiệp sợi- dệt – may , sản phẩm là các sản phẩm may, sợi, dệt vải cao cấp, dệt kim, sản xuất phụ liệu với hình thức liên doanh 1005 vốn của nước ngoài hoặc ngoại tỉnh Nghiên cứu phát triển công nghiệp kéo sợi va đan dệt lưới đánh cá , đáp ứng nhu cầu hiện đang rất lớn của ngành đánh bắt thủy hải sản của tỉnh và khu vực . Đối với công nghiệp da giầy , khi giao thông đã thuận tiện hơn có thể đi vào làm gia công nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất giầy, dép của thành phố Hà Nội , Hải Phòng …Ngoài ra có thể thu gom và bảo quản da trâu bò , cung cấp cho các cơ sở thuộc da của thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh lân cận .
3.4.4. Đề xuất
Từ các mô hình lý thuyết tăng trưởng và phát triển ở trên cũng như kinh nghiệm trong và ngoài nước, từ phân tích thực trạng phát triển công nghiệp Hà Tĩnh với các cơ hội và thách thức , để Hà Tĩnh trở thành một trung tâm công nghiệp vào năm 2015 không những cần sự nỗ lực của các cấp ban ngành trong tỉnh mà còn được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính Phủ, các Bộ ban ngành có liên quan ...
Đề tài xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất như sau :
+ Phát triển thị trường và nâng cao khả năng hội nhập quốc tế
Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh; giải quyết đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu đang có sức cạnh tranh hoặc có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tiếp tục thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình, đặc biệt là kinh tế hợp tác.
Tích cực phát triển thị trường nội địa, củng cố và phát triển có hiệu quả hoạt động của các trung tâm thương mại và các chợ đầu mối trên địa bàn Tỉnh; phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội của các thành phần kinh tế.
Xây dựng chiến lược đầu tư theo định hướng xuất khẩu, tập trung giữ vững và phát triển các thị trường đã có, nghiên cứu kỹ và xúc tiến mở rộng các thị trường mới. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng...
Mở rộng hợp tác phát triển toàn diện giữa Hà Tĩnh với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Tin học hóa mọi hoạt động sản xuất .
Thế giới đang chứng kiến một cuộc cách mạng thông tin ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa xã hội loài người chuyển mạnh từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng này là ứng dụng công nghệ cao, hiện đại với công nghệ thông tin và truyền thông là phương tiện có ý nghĩa quyết định, với trí tuệ và sáng tạo là nguồn lực quốc gia quan trọng, phục vụ cho việc xây dựng và phát triển một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Từ những thập kỉ cuối thế kỷ XX công nghệ thông tin và truyền thông đã có những bước phát triển vũ bão và đã đem lại những thay đổi lớn lao cho cuộc sống nhân loại.Việc tin học hóa mọi hoạt động xã hội sẽ việc ứng dựng công nghệ thông tin, nhất là mạng Internet làm cho khoảng cách giữa các sở ban ngành trong tỉnh,các tỉnh thành phố , các quốc gia thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi một tỉnh, một quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Vốn sản xuất, hàng hóa, sức lao động, thông tin và công nghệ đều có xu hướng trao đổi, sử dụng và được điều phối xuyên quốc gia. Mối quan hệ kinh tế thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước, các doanh nghiệp ngày càng được tăng cường nhưng đồng thời tính cạnh tranh cũng trở nên mạng mẽ. Việc tiếp cận được nguồn tri thức khổng lồ trên thế giới dễ dàng hơn , giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mỗi người, mỗi lao động …
Như đã phân tích ở trên, nguồn nhân lực có vai trò vô cùng trong phát triển công nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung cuả Hà Tĩnh hiện tại cũng như trong tương lai . Muốn vậy cần có một quy trình đào tạo hiệu quả , hợp lý cho các giai đoạn phát triển của một con người .Việc lựa chọn, quản trị nguồn nhân lực một cách minh bạch, hiệu quả .
Kết hợp với sở giáo dục đào tạo của tỉnh,các trường học thành lập trung tâm tư vấn về vấn đề chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 0-6 tuổi – thời kỳ hình thành nhân cách cơ bản của một con người . Tổ chức các buổi hội thảo , buổi nới chuyện chia sẻ giữa các bậc cha mẹ, thầy cô giáo, những nhà tư vấn về chủ đề phát triển nhân cách, tri thức cho trẻ .
Cần ứng dụng các phương pháp học tập, giáo dục kiểu mới vào các lớp học, trường học tùy theo cấp độ, độ tuổi ..
Thành lập trung tâm hoạt động về mảng kỹ năng mềm , đào tạo những kỹ năng mềm cơ bản cho học sinh, sinh viên, người lao động …như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy ... Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty,hiệu quả làm việc trong các tổ chức thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản . Nó liên quan đến văn hoá của tổ chức. Đây chính là các chuẩn mực bất thành văn, trở thành nếp sống và ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức. Văn hoá còn đề cập đến các giá trị mà những người nhân viên trong công ty đề cao, suy tôn và cả cách thức mà họ chia sẻ thông tin cho nhau trong tổ chức. Muốn cải thiện nguồn nhân lực thì trước hết phải cải thiện môi trường văn hoá công ty, và điều này không phải dễ và mất rất nhiều thời gian và khá tốn kém.
KẾT LUẬN