Thực trạng phát triển công nghiệp Hà Tĩnh đến năm

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 53 - 62)

c. Hiệu quả đầu tư

2.2.2.Thực trạng phát triển công nghiệp Hà Tĩnh đến năm

Từ năm 2001 – 2009 công nghiệp Hà Tĩnh từ một ngành chiếm tỷ trọng thấp trong các ngành đã phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, trở thành ngành thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hiện nay cũng như trong tương lai. Trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành sản xuất giai đoạn từ năm 2001- 2009 ( giá so sánh năm 1994) Đơn vị tính : Triệu đồng Năm GTSXCN toàn ngành CN khai thác mỏ CN chế biến CN sản xuất phân phối điện nước

2001 471.008 47.500 364.145 59.363 2002 567.438 70.664 438.930 57.844 2003 702.112 113.114 512.210 76.097 2004 926.852 110.202 720.553 96.097 2005 1.100.892 114.385 870.945 115.562 2006 1.524.521 169.357 1.182.326 172.838 2007 1.922.325 203.229 1.430.613 288.481 2008 2.342.316 301.568 1.653.258 387.790 2009 2.635.105 349.657 1.829.502 455.946 Tăng trưởng bình quân (%) 17,5% 19,6% 19,5% 25,2% Nhận xét :

Công nghiệp khai thác mỏ : Sản phẩm các ngành khai thác mỏ chủ yếu là Iimenit , Rutin, ,Zircon,Mangan,Than đá, vàng , nước khoáng và cát sỏi .Tính theo giá cố định năm 1994 thì giá trị của khai thác chế biến Iiminit,mangan chỉ có tỷ trọng 36,31%, nhưng tính theo giá hiện hành lại chiếm đến 70% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của ngành khai thác mỏ .

Công nghiệp chế biến : Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2009 đạt 16,18% , năm 2009 chiếm tỷ trọng 89,45% trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành theo giá so sánh năm 1994 . Trong đó tỷ trọng chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong công nghiệp chế biến tính theo giá hiện hành .

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước : Hà Tĩnh đang trên đà xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng áng , sản xuất nước sạch đã có 7 nhà máy đi vào

hoạt động. Tỷ trọng ngành này chiếm trong cơ cấu giá trị sản xuất Công nghiệp năm 2009 là 17,3%

Biểu đồ 2.11. Biểu diễn giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2001- 2009 qua sơ đồ sau :

Gía trị sản xuất công nghiệp toàn ngành của Hà Tĩnh có xu hướng ngày càng tăng lên qua các năm và ngày càng đóng vị trí vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

+ Gía trị tăng thêm của ngành công nghiệp giai đoạn 2001- 2009

Đơn vị : Triệu đồng

Năm GDP toàn tỉnh

(cố định 1994 )

Gía trị tăng thêm của ngành công nghiệp 2001 2.886.730 200.591 2002 3.123.411 242.829 2003 3.407.326 317.306 2004 3.731.268 413.345 2005 4.063.538 531.857 2006 4.708.210 750.216 2007 5.056.621 961.547

2008 5.580.482 1.243.301

2009 6.025.253 1.473.551

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh , số liệu năm 2009 tính sơ bộ

Năm 2009, trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Tĩnh đạt 7,97%; GDP bình quân đầu người đạt 9,3 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2009 tăng trên 40,5%, trong đó riêng ngành công nghiệp tăng trên 38,2%. Giá trị tăng thêm công nghiệp - xây dựng tăng 21,6%, trong đó riêng công nghiệp tăng 19%.

Đến 31-12-2009, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 4.700 tỷ đồng, tiền lãi hỗ trợ khách hàng đạt 84,5 tỷ đồng. Thu ngân sách nội địa năm 2009 dự kiến đạt 1.001 tỷ đồng, tăng 23% so với thực hiện năm 2008 và tăng 22% dự toán giao đầu năm. Các lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện; quốc phòn an ninh được giữ vững, đảm bảo ổn định chính trị

+ Tỷ lệ VA/GO của công nghiệp ( giá cố định năm 1994 )

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 VA 317.306 413.345 531.857 750.216 961.547 1.243.301 1.473.551 GO 702.112 926.852 1.100.90 1 1.524.521 1.922.3 25 2.342.316 2.635.105 VA/GO (%) 45,19 44,60 48,31 49,21 50,02 53,08 55,92

Tỷ lệ VA/GO của ngành công nghiệp Hà Tĩnh có xu hướng tăng lên nhờ tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, đặc biệt ngành khai thác khoáng sản do được đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị khai thác góp phần tăng nhanh giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp.

+ Chuyển dịch cơ cấu Công nghiệp theo ngành sản xuất

Biểu 2.12: Cơ cấu (%) công nghiệp giai đoạn 2001-2009 theo phân ngành

2001 2005 2007 2008 2009

1. Tổng GDP toàn tỉnh 100 100 100 100 100

Trong đó: Công nghiệp-xây dựng 9,0 10,2 13,5 22,5 23,4

Riêng ngành Công nghiệp 4,1 6,6 8,9 15,3 16,5

2. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp 100 100 100 100 100

Công nghiệp khai thác 33,1 22,9 32,7 32,8 18,0

Công nghiệp chế biến 66,6 70,7 57,2 58,8 77,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghiệp điện nước 0,4 6,3 10,1 8,5 5,0

Nguồn : Tổng cục thống kê Hà Tĩnh

Trong các phân ngành công nghiệp, công nghiệp điện có xu hướng tăng, phù hợp yêu cầu phát triển sản xuất và nhu cầu phục vụ đời sống. Công nghiệp khai thác phát triển tương đối ổn định và thường chiếm 1/3 giá trị gia tăng công nghiệp, hướng vào khai thác quặng Titan, khai thác vàng. Công nghiệp chế biến chủ yếu là chế biến dăm gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ sản...

Những năm qua, tuy có dao động, nhưng Công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn và có khả năng thu hút nhiều lao động hơn so các phân ngành khác, đóng góp của ngành vào giải quyết việc làm ngày càng tăng.

Mặc dù, xu thế tăng của công nghiệp chế biến trong tỷ trọng GDP chưa thật tích cực, nhưng Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh phát triển đúng hướng, dựa trên các thế mạnh về tài nguyên và lao động:

+ Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hà Tĩnh giảm mạnh khu vực kinh tế nhà nước, tăng nhanh ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI, nguyên nhân là thời kỳ qua đã cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước .

Khu vực sản xuất ngoài quốc doanh phát triển mạnh, đến năm 2009 có tỷ trọng 62,47% trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành và 85,2% lực lượng lao động. Tuy vậy cũng thấy năng suất lao động ở khu vực này còn thấp .

Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn đến năm 2009 có cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp 12,45% , lao động có cơ cấu 1,2%. Như vậy năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI rất cao. Tuy vậy tỷ trọng trong cơ cấu quá nhỏ, số lượng doanh nghiệp FDI đầu tư vào Hà Tĩnh còn quá ít .

Đầu tư của các doanh nghiệp trung ương và của doanh nghiệp nước ngoài vào Hà Tĩnh trong thời gian trước quá ít. Cơ cấu chủ yếu vẫn là công nghiệp địa phương và sản xuất thủ công nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh, phản ánh sự phát triển đúng hướng xu thế đổi mới kinh tế .

2.2.2.2. Thực trạng một số ngành công nghiệp cụ thể:

Công nghiệp khai thác khoáng sản

Khai thác và chế biến khoảng sán Ilmenite

Để tận thu tài nguyên khoáng sản tới mức cao nhất có thể được, trong những năm qua Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã không ngừng nghiên cứu, đầu tư và đổi mới công nghệ và thiết bị để tận thu khoáng sản Titan trong cát ( có thể tận thu đến dưới 1% hàm lượng quặng ). Đến nay công suất khai thác ổn định 100.000 tấn/ năm. Tổng công ty đã đầu tư Nhà máy chế biến Zircol siêu mịn có công suất 6.000 tấn/năm. Hiện đang được chính phủ giao lập dự án khả thi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất TiO2

Khai thác quặng sắt Thạch Khê

Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đôí với sản phẩm quặng sắt rất lớn. Mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng lớn nhất Việt Nam đã được đầu tư khai thác đạt công suất khai thác khoảng 4,4 triệu tấn/năm. Vốn đầu tư là 150 triệu USD ( tương đương 2.400 tỷ đồng). Đây là một dự án trọng điểm quốc gia tại Hà Tĩnh .

Khai thác thiếc

Đã đầu tư 12 tỷ đồng thăm dò từ 2001-2005 nhằm xác định trữ lượng, chất lượng, điều kiện tạo thành và thế nằm của vỉa quặng, mỏ thiếc Sơn Kim để lập phương án khai thác. Từ năm 2005- 2010 xây dựng Xí nghiệp tuyển quặng và luyện thiếc công suất 100 tấn thiếc/năm. Song đến nay việc thăm dò đang mới tiền hành những bước đầu. Vậy nên việc xây dựng Xí nghiệp như trên không thể đúng như dự kiến.

Khai thác quặng mangan

Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã đầu tư 2 dây chuyền khai thác và tuyển mangan có công suất quặng thô 30.000 tấn/năm, tổng công ty tiếp tục đầu tư xưởng chế biến xỉ mangan tại thị xã Hồng Lĩnh, có công suất 20.000 tấn/năm.

Khai thác than

Tổng Công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh tiếp nhận mỏ than tại Hương Khê. Đến nay đơn vị đã đầu tư máy móc, thiết bị, tổ chức khai thác quy mô công nghiệp. Sản lượng mỗi năm đạt từ 20.000 tấn đến 25.000 tấn. Tuy vậy chất lượng than không cao, nhiệt lượng thấp nên khó tiêu thụ. Điều kiện khai thác khó khăn do cấu tạo của vịa dẫn đến chưa có hiệu quả .

Khai thác vàng

Nạn khai thác vàng tự do phát triển mạnh ở các điểm quặng tại huyện Kỳ Anh . Để quản lý tài nguyên , giữ vững an ninh và đảm bảo môi trường, UBND tỉnh đã giao Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh thành lập Xí nghiệp khai thác vàng tại mỏ vàng xã Kỳ Sơn ( huyện Kỳ Anh)

Do chưa có tài liệu điều tra, đánh giá trữ lượng chính xác của từng vỉa quặng . Xí nghiệp vừa phải thăm dò, tìm kiếm vừa tổ chức sản xuất nên chưa có hiệu quả. Sản lượng vàng khai thác hằng năm không ổn định, giao động từ 5kg – 25 kg/ năm.

Khai thác đá, cát, sỏi

Do nhu cầu xây dựng tăng cao ( đường giao thông thủy lợi , các công trình dân dụng và công sở …), thời kỳ 2001-2005 khai thác đá, cát, sỏi xây dựng trên địa bàn Hà Tĩnh được đầu tư phát triển mạnh. Năm 2009 có hơn 3.000 cơ sở với 7.356 lao động thường xuyên hoạt động khai thác đá, cát, sỏi xây dựng . Riêng khai thác đá có đến 58 giấy phép của 43 doanh nghiệp. Sản lượng đá khai thác đến năm 2009 là 1.958.000 m3 . Khối lượng cát sỏi khai thác hiện nay thỏa mãn nhu cầu xây dựng trong tỉnh.

Sản phẩm xi măng đạt 20.000 tấn/ năm. Tuy vậy chất lượng xi măng lò đứng còn thấp nên rất khó tiêu thụ, mỗi năm chỉ tiêu thụ được từ 6.000 đến 15.000 tấn cho chương trình bê tông hóa đường nông thôn và kênh mương nội đồng .

Hai nhà máy gạch tuy nen cũ ( Thuận Lộc và Cầu Họ) , mỗi nhà máy công suất 15 triệu viên/năm, do nhu cầu tiêu dùng,thời gian qua nhà máy này đã đầu tư mở rộng, nâng công suất lên 30 triệu viên/năm/nhà máy.

Xí nghiệp tấm lợp và cót ép tại thị xã Hồng Lĩnh chưa được xây dựng vì chưa có chủ đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xí nghiệp bê tông đúc sẵn tại Vũng áng chưa đầu tư nhưng đã có xí nghiệp gạch Vĩnh Thạch triển khai sản xuất ống cống bê tông đúc sẵn.

Nhà máy gạch tuy nen có công suất 15 triệu viên/năm tại Kỳ Anh được Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Tĩnh đầu tư.

Do nhu cầu vật liệu xây dựng tăng nhanh, thời kỳ 2001-2009 Hà Tĩnh đã đầu tư thêm nhiều các nhà máy gạch tuy nen với công suất ngày càng tăng lên.

Công nghiệp hàng tiêu dùng

Công nghiệp dệt may

Do ở xa các trung tâm kinh tế, xa cảng biển chuyên dùng ( cảng conteno) và những điều kiện khó khăn khác, đến nay duy trì được 2 doanh nghiệp may( May xuất khẩu Thành Công và Liên doanh Hikosen ), không đầu tư mở rộng và không đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Tuy vậy các tổ hợp may, sản xuất tiêu dùng nội địa phát triển mạnh.

Công nghiệp da giày :

Thực tế ngành sản xuất da , giày của Việt Nam thời kỳ qua đang gặp nhiều khó khăn ( mẫu mã kém, cạnh tranh gay gắt, hàng rào thuế quan của các nước nhập khẩu …) do vậy việc xây dựng nhà máy sản xuất giày xuất khẩu tại Hà Tĩnh chưa được các nhà đầu tư quan tâm .

Đến năm 2000 đã có 663 cơ sở sản xuất cơ khí trên địa bàn ( hầu hết là hộ gia đình và tổ hợp , chỉ có Nhà máy đóng tàu Bến Thủy có quy mô lớn ); tổng số lao động sản xuất cơ khí năm 2000 là 1.627 người . Năm 2009 có gần 1000 cơ sở sản xuất cơ khí, số lao động cũng tăng lên. Công nghiệp cơ khí nhỏ trong thời kỳ qua phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phục vụ tốt các ngành sản xuất khác. Nhà máy đóng tàu Bến Thủy đã được đầu tư và mở rộng sản xuất có khả năng đóng mới tàu có tải trọng trên 6.000 tấn .

Công nghiệp hóa chất và phân bón

Đến năm 2009 có hai cơ sở sản xuất phân NPK tại thị xã Hồng Lĩnh và Đò Điệm được đầu tư mở rộng,nâng công suất lên 60.000 tấn/năm. Xí nghiệp sản xuất vi sinh tại huyện Đức Thọ và Nhà máy phân bón NPK tại Kỳ Anh chưa được đầu tư.

2.2.2.3. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

Hầu hết các làng nghề và nghề thủ công nghiệp dự kiến khôi phục phát triển đã được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm, có bước phát triển khá, thu hút thêm nhiều lao động . Một số nghề, do có những khó khăn về thị trường nên đến nay chưa khôi phục được: Nghề dệt chiếu cói Nghèn, nghề dệt thảm, nghề sản xuất giạch lát nung Cẩm Trang, nghề làm nón Cẩm Hà .

Những nghề như : nghề chạm khắc , nghề sơn mài , nghề thêu ren thủ công , nghề gia công đá nhân tạo …đã được du nhập và đang duy trì sản xuất .

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 53 - 62)