II. Khu vực có vốn ĐT nước ngoài 25,4 11,8 159,1 167,
Chương III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM
3.1.1.3. Dự báo thị trường các sản phẩm công nghiệp Việt Nam
Trong những năm qua, các sản phẩm công nghiệp Việt Nam đã cố gắng duy trì được sự có mặt ở các thị trường truyền thống, đồng thời mở thêm một số thị trường mới. Dự báo sự phát triển thị trường sản phẩm công nghiệp cả nước có tác động đến thị trường các sản phẩm công nghiệp Hà Tĩnh như sau:
Vật liệu xây dựng
Thị trường ở các đô thị và các khu công nghiệp sẽ đòi hỏi các chủng loại vật liệu xây dựng chất lượng cao, đặc biệt là vật liệu trang trí va hoàn thiện, vật liệu nhẹ, vật liệu kim loại và hợp kim để chế tạo kết cấu không gian lớn, còn thị trường nông thôn sẽ đòi hỏi các chủng loại vật liệu thông dụng với yêu cầu bền chắc và giá cả hợp lý. Công nghiệp chế biến nguyên liệu như lọc cao lanh, sang tuyển cát trắng, tuyển chọn phân loại các nguyên liệu dùng để sản xuất sứ vệ sinh, gạch ốp lát , vật liệu chịu lửa sẽ có điều kiện phát triển mạnh nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến 2010 , định hướng đến 2020 được chính phủ phê duyệt , nhu cầu xi măng đến 2010 khoảng 45-50 triệu tấn, đến 2015 : 60-65 triệu tấn và năm 2020 là 70 triệu tấn . Trong đó 8 khu vực chính sản xuất xi măng, Hà Tĩnh thuộc vùng V , nằm trong khu vực có triển vọng để phát triển công nghệ xi măng.
Nông, lâm , thủy sản thực phẩm
Thị trường tiêu thụ cao su : Theo dự báo của hiệp hội cao su tự nhiên thế giới ( INRO) nhu cầu về cao su thiên nhiên của thế giới trong những năm tới sẽ gia tăng bình quân ở mức 2,2%/năm và dự báo mức tiêu thụ cao su thiên nhiên của thế giới năm 2010 vào khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009.
Chính phủ đã ban hành quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đưa ra mục tiêu 800.000 ha cao su vào năm 2015 và sản lượng 1,2 triệu tấn năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.Hiện có tới 70% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào thị trường Trung Quốc và nhu cầu sử dụng cao su của Trung Quốc trong những năm tới tiếp tục tăng .
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản : Xây dựng chương trình phát triển nguồn nguyên liệu ổn định bằng cách tăng nhanh tỷ trọng của nguồn nguyên liệu ổn định bằng cách tăng nhanh tỷ trọng của nguồn nguyên liệu nuôi trồng. Theo dự báo năm 2010, đạt tổng sản phẩm 4,8 triệu tấn thủy sản, trong đó khai thác hải sản đạt 2,2 triệu tấn, nuôi trồng thủy sản đạt 2,6 triệu tấn, giá trị sản xuất thủy sản tăng 7%, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 11% so với năm 2009. Và trong thời gian tới chất lượng thủy sản là then chốt để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu ra thế giới.
Dệt may
Thị trường nội địa : Đến năm 2015 dân số Việt Nam sẽ hơn 90 triệu người, đời sống dần được nâng cao, sức mua hàng dệt may sẽ rất lớn . Với chủ trương “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” sẽ tạo cho dệt may Việt Nam những cơ hội lớn trong tương lai .
Thị trường nước ngoài : Hiện nay dệt may đã có 4 thị trường nước ngoài lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ và Bắc Mỹ, một số thị trường Đông Âu …
Trong thời gian tới nhu cầu về da giầy cũng ngày càng tăng lên cùng với mức sống cũng như tốc độ tăng dân số với sự đòi hỏi ngày càng cao về mẫu mã thời trang và chất lượng .
Sản phẩm cơ khí
Công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn chính là tiền đề tạo sức kéo phát triển ngành cơ khí. Nâng cao năng lực để làm chủ thị trường trong nước, thay thế dần nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài để mở rộng hơn nữa thị trường của ngành . Việt Nam có thể xuất khẩu các sản phẩm như máy kéo, máy gặt đập liên hiệp , máy chế biến …sang thị trường các nước khu vực, châu Phi , IRẮC .