Tình hình huy động nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 46 - 47)

Trong những năm qua, vốn đầu tư phát triển chủ yếu là vốn huy động trong nước. Đầu tư nước ngoài vào Hà Tĩnh mới bắt đầu có dự án lớn..

Vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn có xu hướng tăng dần. Năm 1995 đầu tư 758,4 tỷ đồng, bằng 33,7% GDP, tăng lên 1.661,2 tỷ năm 2005, bằng 27,7% GDP, năm 2007 đạt 3.192,2 tỷ, bằng 38,9% GDP.

Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng. Năm 2005, vốn nhà nước chiếm 64,1%, vốn ngoài quốc doanh chiếm 35,9%. Năm 2007 mối tương quan này là 74,6% và 25,6%.

Trong giai đoạn 1996-2005, vốn nhà nước chủ yếu là vốn cấp phát từ ngân sách: năm 2005, vốn cấp phát chiếm trên 86%, vốn vay xấp xỉ 11%, vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước và vốn khác (chương trình, dự án cấp nhà nước) chỉ chiếm 2,4% tổng vốn đầu tư. Tuy vậy, trong vài năm trở lại đây, tỷ trọng vốn cấp phát từ ngân sách có xu hướng giảm dần, còn 74,6% năm 2007.

Biểu 2.10: Huy động vốn đầu tư

ĐV 1995 2000 2005 2006 2007

Tổng số Tỷ đ 758,4 1.480,2 1.661,3 2.267,8 3.192,2

Tổng nguồn % 100.0 100.0 100 100 100

1. Vốn Nhà nước % 58.5 65.7 64 79,8 74,6

2. Vốn ngoài quốc doanh % 41.5 33.2 36 20,2 25,4

Vốn cấp phát % 14.4 54.6 86 74 73,6

Vốn vay % 39.2 19.1 11 20,7 21,4

Vốn tự có của các DNNN % 46.4 26.2 2,4 5,3 5

Nguồn:Phòng kinh tế ngành sở Kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh .

Sử dụng vốn đầu tư: Vốn đầu tư đã tập trung cho các công trình trọng điểm phục vụ sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp (khu CN), giao thông, cấp điện, cấp nước sinh hoạt và các công trình văn hoá xã hội như sân vận động, khu du lịch, trường học, trạm xá...

Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Tập trung vào một số lĩnh vực sản xuất như: Khai thác và chế biến sa khoáng; gỗ, các sản phẩm từ gỗ, chế biến gỗ, xây dựng cảng biển và khu luyện thép. Các đối tác chính là Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan.

Trong những năm qua , vốn đầu tư phát triển của Hà Tĩnh chủ yếu là vốn huy động trong nước , vốn đầu tư nước ngoài còn ít song trong thời gian tới có xu hướng tăng lên .Riêng trong 6 tháng đầu năm 2008, tỉnh Hà Tĩnh đứng đầu trong số 41 địa phương toàn quốc thu hút được vốn FDI chỉ với 1 dự án (vốn đăng ký 7,879 tỷ USD của Dự án sản xuất gang thép Hưng Nghiệp Formosa )

Hiện nay nguồn vốn đầu tư vào Hà Tĩnh liên tục tăng nhanh. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào khu kinh tế Vũng áng hiện nay xấp xỉ 8 tỷ USD , dự án ODA đầu tư vào Hà Tĩnh trên 1 tỷ USD. Các chương trình dự án ODA đầu tư vào địa bàn Hà Tĩnh chiếm trên 21% tổng mức đầu tư cả tỉnh với tổng số vốn trên 1 tỷ USD, trong đó, nguồn vốn do WB và ADB tài trợ chiếm trên 65%. Tính đến hết năm 2009, toàn tỉnh có 15 dự án do WB, ADB tài trợ với tổng mức đầu tư 2.225 tỷ đồng, giá trị giải ngân đạt 1.047 tỷ đồng, tương đương 47,04%.

Vậy từ 2004 đến 2009 Hà Tĩnh đã thu hút được 44 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 164.034 tỷ đồng ( 9.9 tỷ USD) , trong đó vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài 130.449 tỷ đồng ( 7,9 tỷ USD) chiếm 80% . Với kết quả đó Hà Tĩnh được xếp thứ tư về thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước và trở thành điểm sáng của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w