Sơ lược quá trình phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh sau tái lập Tỉnh

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 52 - 53)

c. Hiệu quả đầu tư

2.2.1Sơ lược quá trình phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh sau tái lập Tỉnh

Công nghiệp Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng của phân bố đầu tư không hợp lý sau 15 năm nhập tỉnh. Tháng 9/1991 tỉnh Hà Tĩnh bắt đầu được tái lập, nghành Công nghiệp Hà Tĩnh khi đó còn nhỏ bé ( cơ sở sản xuất ít, quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu ) Sau tách tỉnh, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã có nhiều cố gắng,phấn đấu vươn lên, phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn, nền kinh tế xã hội Hà Tĩnh có nhiều chuyển biện tích cực, sản xuất Công nghiệp có bước phát triển mạnh.

Sau ngày tách tỉnh,Công nghiệp Hà Tĩnh đã hình thành 3 ngành sản xuất chính: • Công nghiệp chế biến

• Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng • Công nghiệp sản xuất, phân phối điện –nước

Giai đoạn Các kết quả đạt được

1991-1996 + Công nghiệp bắt đầu khôi phục.Gía trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 12,5%/năm

+ Ngành khai thác mỏ, công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng bắt đầu hình thành và phát triển . + Tổng lao động là 24.143 người với 11.021 cơ sở sản xuất .

1996-2000 + Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,8%/năm

+ Tập trung đầu tư mạnh vào chế biến (sản xuất bia, may mặc)và khai thác (Titan, Than, nước khoáng...)

+ Tổng lao động là 26.846 người với 13.472 cơ sở sản xuất .

2001-2005 + Nhờ đầu tư mạnh nên giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20,8%/năm ( gầp hơn 2 lần giai đoạn trước)

+ Nhiều sản phẩm mới được đầu tư và khẳng định như Zircol siêu mịn, bia, thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu, nước mắm truyền thống và sản phẩm gỗ xuất khẩu .

+ Tổng lao động là 32.483 người với 13.382 cơ sản sản xuất.

2005-2009 + Nguồn đầu tư vào Hà Tĩnh tăng mạnh, đã thu hút được 38 dự án với tổng vốn đăng ký gần 10 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư nước ngoài gần 8 tỷ USD, trở thành tỉnh đứng thứ tư cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài .Xác định công nghiệp là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế .Gía trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 23,7%/năm.

+ Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh từ 780 tỷ năm 2005, cuối năm 2009 đạt 1.867 tỷ đồng .Nhiều siêu dự án được triển khai như nhà máy nhiệt điện Vũng áng I, Khu liên hợp gang thép, lọc hoá dầu Formosa, Nhà máy luyện cán thép 500 ngàn tấn, khai thác mỏ sắt Thạch Khê ...

+ Các sản phẩm chủ chốt như hàng may mặc, thuộc tân dược, dăm gỗ, các sản phẩm lát sàn, mộc cao cấp, chè xanh ...tăng trưởng bình quân 17,9%/năm, đang từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước,quốc tế. + Các đơn vị sản xuất công nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật, đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả sản xuất cao ..

+ Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh không ngừng phát triển, khẳng định vị thế. Gía trị sản xuất công nghiệp của khối này từ gàn 1000 tỷ đồng năm 2008 lên đến 1.287 tỷ đồng năm 2009.

+ Các khu vực sản xuất công nghiệp và tiệu thủ công nghiệp các huyện, thị xãnăm 2009 tăng trưởng vượt 20% so với 2008, đạt 107% kế hoạch năm .

+ Tổng số lao động là 69.425 người ( tăng hơn 2 lần giai đoạn trước)

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 52 - 53)