Tiềm năng và nguồn lực

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 29 - 39)

Chương II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2001 –

2.1.2.Tiềm năng và nguồn lực

2.1.2.1. Nguồn nhân lực

a. Tình hình dân số và phân bố dân cư

Đến nay Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 10 huyện, 1 thành phố , 1 thị xã , 262 đơn vị hành chính cấp xã

Năm 2009, dân số Hà Tĩnh có 1.296.529 nghìn người trong đó dân số nông thôn chiếm khoảng 86%, (cả nước là 72,9%). Mật độ dân số trung bình năm 2009 là 215 người/km2, cao hơn trung bình toàn vùng Bắc Trung Bộ (207 người/km2), nhưng thấp hơn trung bình cả nước (254 người/km2).

Dân cư phân bố không đồng đều: tập trung cao ở khu vực đồng bằng phía đông bắc tỉnh, còn dọc đường Hồ Chí Minh mật độ dân cư thấp. Thành phố Hà Tĩnh có mật độ dân số 1.395 người/km2, trong khi huyện Vũ Quang chỉ có 51 người/km2.

b. Lao động và chất lượng lao động

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2009 là 701,238 nghìn người, chiếm 56,0% dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm là 634,357 nghìn người, trong đó nông - lâm ngư nghiệp là 515,098 nghìn người chiếm gần 81,2%; công nghiệp - xây dựng 45,04 nghìn người (7,1%), còn lại 11,7% làm việc trong khu vực dịch vụ. Năm 2005, tỷ lệ lao động thành thị không có việc làm 3,95%, tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian của lao động nông nghiệp là 81,5%, nằm ở mức cao so với trung bình cả nước.

Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Năm 2004, tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chưa được đào tạo chính thống của Hà Tĩnh là 80%, trong khi chỉ số này của cả nước là 75%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo dưới mọi hình thức chỉ khoảng 20%, thấp hơn so trung bình cả nước (25%).

Biểu 2.1: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động năm 2009

Đơn vị GDP Lao động

Tổng số % 100,0 100,0

Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 35,65 81,2

Công nghiệp, xây dựng % 30,18 7,1

Khu vực dịch vụ % 34,17 11,7

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh

Từ biêủ trên ta thấy cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế có sự chênh lệch lớn. Tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm gần 81,2% trong tổng số, nhưng GDP nông, lâm, ngư nghiệp chỉ có 35,65 %. Trong khi công nghiệp tỷ trọng lao động thấp, song GDP chiếm tỷ trọng cao.

Dự báo dân số: Theo xu thế đã hình thành trong quá khứ, dự báo tốc độ tăng dân số (tính cả biến động cơ học) khoảng 1% trong giai đoạn 2009-2020.

Căn cứ vào mục tiêu đô thị hoá và khả năng phát triển các ngành phi nông nghiệp như dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn. Dự báo trong các năm tới, dân số thành thị sẽ tăng khá nhanh, từ 14,01% năm 2009 lên 35-36% vào năm 2020.

Dân số trong độ tuổi lao động tăng từ 56% năm 2009 lên 62% năm 2020, do giảm tỷ suất sinh, số người trong độ tuổi lao động tăng. Vì vậy, nhu cầu việc làm mới khá cao. Phấn đấu trong giai đoạn 2010-2020 có chỗ làm mới cho 25 - 30 nghìn người. Vì vậy, để giải quyết được việc làm cho người lao động cần có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm tới.

Biểu 2.2: Dự báo dân số và nguồn lao động.

Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020

Tổng dân số (1000 người) 1289,6 1312 1366 1425

- Dân số thành thị (1000 người) 142,5 249 355-369 497-513

% so với tổng số 11,0 19 26-27 35-36

- Dân số trong tuổi LĐ (1000 người) 696 748 792 840

% so với dân số 52,59 57 58 59

-Lao động có nhu cầu việc làm 647,6 703 752 800

% so tổng số 93 94 95 95

Nguồn : Xử lý theo số liệu cục thống kê Hà Tĩnh 2.1.2.2. Tiềm năng về đất

Diện tích tự nhiên Hà Tĩnh là 6.026,5 km2, bằng 1,8% tổng diện tích cả nước2. Diện tích đã đưa vào sử dụng chiếm 89 % diện tích đất tự nhiên

Diện tích tự nhiên Hà Tĩnh là 6.026,5 km2, bằng 1,8% tổng diện tích cả nước. Diện tích đã đưa vào sử dụng 536.951 ha, bằng 89 % diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất đã đưa vào sử dụng sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp là 462.774 ha; đất được sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp là 74.177 ha Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, (bằng 10,9% diện tích đất tự nhiên), trong đó đất đồi 45.361 ha, đất bằng 17.589 ha, núi đá không có rừng cây 2.750 ha. Diện tích đất bằng chưa sử dụng chủ yếu tập trung ở các dải cát ven biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh và các vùng bãi ven sông thuộc các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ, còn lại phân bố rải rác ở các huyện. Khả năng có thể khai thác đưa vào sử dụng sản xuất nông- ngư-lâm nghiệp và phi nông nghiệp đối với diện tích đất bằng chưa sử dụng là khoảng 30%. Đất đồi núi chưa sử dụng tập trung chủ yếu tại các huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn... có thể khai thác sử dụng trong sản xuất nông-ngư-lâm nghiệp khoảng 45%. Diện tích núi đá không có rừng cây chiếm 0,45% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Hương Trạch (Hương Khê), Can Lộc, Thạch Hà, có khả năng sử dụng vào khai thác nguyên vật liệu cho xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thổ nhưỡng:

Nhìn chung đất ở Hà Tĩnh chủ yếu là đất Feratite, độ màu mỡ không cao. Chỉ khoảng 1/3 diện tích đất trên địa bàn tương đối màu mỡ, 2/3 là trung bình đến xấu,

nghèo chất dinh dưỡng. Hạ lưu các con sông lớn, nhỏ là những cánh đồng nhỏ, hẹp, thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Biểu 2.3: Diện tích đất đai phân theo mục đích sử dụng

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

Tổng diện tích tự nhiên 602.650 100,00

1 Đất nông nghiệp 462.774 77,32

Đất sản xuất nông nghiệp 117.167 19,44

Đất lâm nghiệp 341.410 56,72

Đất nuôi trồng thủy sản 3.575 10,21

Đất làm muối 445 0,07

Đất nông nghiệp khác 177 0,03

2 Đất phi nông nghiệp 74.177 11,87

Đất ở 7.527 1,25

Đất chuyên dùng 30.513 5,07

Đất tôn giáo tín ngưỡng 302 0,05

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4.793 0,8

Đất sông suối và mặt nước 30.976 4,69

Đất phi nông nghiệp khác 67 0,01

3 Đất chưa sử dụng 65.699 10,82

Đất bằng chưa sử dụng 17.588 2,9

Đất đồi chưa sử dụng 45.361 7,47

Núi đá không có rừng cây 2.750 0,45

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Hà Tĩnh

a. Nhóm đất ven biển , đồng bằng và thung lũng

Đất cồn cát , bãi cát ven biển và trong đồng : Có 38.222 ha, phân bố dọc theo bờ biển các huyện Nghi Xuân , Can Lộc , Thạch Hà , Cẩm Xuyên và Kỳ Anh . Loại đất này ít chua , nghèo mùn , kém màu mỡ . Một số ít đất loại này được trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày nhưng cho năng suất thấp .Những vùng đất này có thể đầu tư nuôi tôm trên cát, trồng rừng và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Đất nhiễm mặn : Có diện tích 5.140 ha , phân bố ở các địa hình thấp và trung bình dọc các triền sông ven biển . Trên đất nhiễm mặn ít đã sử dụng trồng lúa nước, trồng màu, những năm bị hạn cho năng suất thấp . Trên đất nhiễm mặn nhiều , một số diện tích đã được cải tạo để nuôi trồng thủy sản, làm muối .Phần lớn chưa được sử dụng .

Đất phèn mặn : Diện tích 17.265 ha, phân bố ở địa hình thấp trũng . Loại đất này có thành phần cơ giới nặng , chua , mùn trung bình. Hầu hết diện tích đất loại này đã được sử dụng trồng lúa nước . Nếu có đủ nước tưới, đầu tư đủ phân bón , trồng lúa trên đất này vẫn cho năng suất khá .

Đất phù sa các loại : Diện tích 103.201 ha, loại đất này tốt . Hầu hết số đất này đã được sử dụng trồng lúa và màu cho năng suất khá .

Đất dốc tụ ven đồi núi : Diện tích 12.936 ha , loại đất này khá tốt, phù hợp với trồng cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Nhóm đất đồi núi

Nhóm đất này có khoảng 405.436 ha, chiếm hơn 67% đất tự nhiên Hà Tĩnh . Nhóm đất này có trên tất cả các huyện trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Hương Sơn, Vũ Quang , Hương Khê , Kỳ Anh , Cẩm Xuyên ,Thạch Hà , Can Lộc … Trong nhóm đất này có hơn 195.999 ha rừng tự nhiên .Nhóm đất này dễ bị rửa trôi , xói mòn , cần tăng độ che phủ .Phù hợp với trồng nguyên liệu , cây công nghiệp dài ngày và phát triển chăn nuôi .

Ngoài 2 nhóm đất chính trên , còn có hơn 20.000 ha sông suối, ao hồ và núi đá,khó có khả năng canh tác .

2.1.2.3. Tài nguyên nước

Hà Tĩnh là tỉnh có nguồn nước mặt lớn. Lượng mưa hàng năm khá cao, cùng với nguồn nước từ trên 20 con sông lớn, nhỏ trong tỉnh (tổng chiều dài trên 400 km, quanh năm có nước) đã tạo cho Hà Tĩnh nguồn tài nguyên nước khoảng 11-13 tỷ m3/năm. Trung bình cứ một ha đất tự nhiên có 13.840m3 nước.

Nước mặt có trữ lượng lớn nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm, gây một số khó khăn cho sản xuất. Đặc điểm của Hà Tĩnh là thừa nước về mùa mưa và thiếu nước trong những tháng gió Tây-Nam hoạt động mạnh. Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8, mạnh nhất vào tháng 6 và đầu tháng 7, gây thiếu nước nghiêm trọng cho một số vùng của các huyện.

Trong tỉnh có một số hồ lớn như: hồ Kẻ Gỗ, hồ sông Rác... nhưng khả năng giữ nước của sông hồ bị hạn chế. Các con sông của Hà Tĩnh đều xuất phát từ Đông Trường Sơn chảy ra biển, sông ngắn, độ dốc lớn, do đó dòng chảy lũ về mùa mưa và dòng chảy kiệt vào các tháng hạn (tháng 3-4 và tháng 7) rất khác nhau.

Tổng lưu vực của một số sông lớn vào khoảng 5.436 km2. Trong đó, sông La là do hai con sông Ngàn Sâu và sông Ngàn Phố hợp thành với lưu vực rộng 3.221 km2. Sông Cửa Sót là hợp lưu của hai con sông chính: sông Nghèn và sông Rào Cái có lưu vực rộng 1.349km2. Sông Cửa Nhượng có lưu vực rộng 356km2, gồm hai nhánh: sông Gia Hội và sông Rác. Sông Cửa Khẩu là hợp lưu của sông Kênh, sông Trí, sông Quyền với lưu vực rộng 510 km2. Trên thượng nguồn sông Trí có thể xây dựng các công trình thủy lợi. Sông Ngàn Trươi có lưu vực lớn, là nguồn sinh thủy tốt để xây dựng hồ chứa nước và nhà máy thủy điện.

Nước ngầm.

Nước ngầm có ở hầu hết các nơi trong tỉnh, tùy theo địa hình từng khu vực và độ nông, sâu khác nhau. Vì vậy, trước khi có nhu cầu sử dụng nguồn nước này cần có các biện pháp công trình để đánh giá về trữ lượng và chất lượng nước ngầm.

Nhìn chung, với trữ lượng hàng trăm triệu m3 nước, hiện tại, tài nguyên nước của tỉnh có khả năng cung cấp đủ cho các ngành kinh tế và nước sinh hoạt của nhân dân một cách chủ động, trừ một số vùng ven biển, nước sinh hoạt cho dân kể cả nước mặt và nước ngầm còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của kinh tế, nhất là phát triển công nghiệp và mức độ đô thị hóa ngày càng cao thì nhu cầu nước ngày càng nhiều, và hơn nữa là nguồn nước không bị ô nhiễm, cần phải có quy hoạch bảo vệ và khai thác sử dụng một cách hợp lý và tránh lãng phí.

2.1.2.4 Tài nguyên khoáng sản

Các nguồn tài nguyên khoáng sản chính gồm: Kim loại đen , kim loại màu , khoáng sản phi kim loại .

Bảng 2.4. Tổng hợp các loại khoáng sản đặc trưng của Hà Tĩnh

STT Tên khoáng sản Đơn vị tính Tổng trữ lượng

Trữ lượng công nghiệp

Điều kiện khai thác Tổng số Đã khai thác Chưa khai thác 1 Sắt Thạch Khê Triệu tấn 544 400 400 Phức tạp 2 Sắt Hòa Duyệt Triệu tấn 1.061 1.061 1.061 Bình thường

3 Sắt Đồng Kèn Triệu tấn 0.5 0.5 0.5 Bình thường

4 Mangan,các mỏ Triệu tấn >1 >1 0.1 >0.9 Bình thường 5 Thiếc Sơn Kim Triệu tấn 0.05 0.05 0.05 Bình thường 6 Inmenit,các mỏ Triệu tấn 5.2 5.2 1.5 3.7 Bình thường 7 Than Antraxit Triệu tấn 8.170 8 1.5 6.5 Phức tạp 8 Than bùn ĐT Triệu tấn 0.367 0.367 0.367 Bình thường 9 Đá vôi,các mỏ Triệu tấn 4.5 4.5 >1 3.5 Bình thường 10 Đolomit Phú Lễ Triệu tấn 0.830 0.830 0.830 Bình thường 11 Quarzit Xuân Hg Triệu tấn 4.228 4.228 4.228 Bình thường 12 Laterit Đức Lập Triệu M3 1.5 1.5 1.5 Bình thường 13 Đá Granit các mỏ Triệu tấn >1000 >1000 >1000 Bình thường 14 Nước khoáng m3/ ngày >379 >379 > 379 >379 Bình thường

Nguồn :Sở Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Tóm lại, Hà Tĩnh có tài nguyên khoáng sản đa dạng, một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, nhưng do địa hình phức tạp, dốc, chia cắt mạnh, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng còn thiếu, yếu... nên việc đầu tư, khai thác còn gặp rất nhiều

khó khăn. Khai thác quặng sắt Thạch Khê còn nhiều trở ngại khác về kỹ thuật, vốn... Một số khoáng sản có trữ lượng không lớn, chỉ là các điểm mỏ phân tán, khai thác kém hiệu quả. Một số điểm mỏ dễ khai thác đã và đang được tận dụng, khai thác nhanh và mạnh. Trong những năm tới, dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê được triển khai thực hiện, kết hợp với nhà máy luyện thép Vũng Áng sẽ tận dụng được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

2.1.2.5 Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp (đất có rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp) trước khi quy hoạch lại: 371.010 ha, trong đó: có 302.763 ha đất có rừng, gồm rừng tự nhiên 217,480 ha, rừng trồng 85.283 ha; đất chưa có rừng 68.489 ha; sau khi quy hoạch lại 3 loại rừng, tổng diện tích đất lâm nghiệp: 365.577 ha, trong đó đất có rừng: 299.603 ha, gồm rừng tự nhiên: 214.958 ha, rừng trồng: 84.645 ha, đất chưa có rừng: 65.974 ha, được phân loại như sau: rừng đặc dụng: 74.641 ha (20,4%), rừng phòng hộ: 120.390 ha (32,9%), rừng sản xuất: 170.546 ha (46,7%). Rừng tự nhiên chủ yếu rừng trung bình và rừng nghèo, trữ lượng gỗ không lớn, rừng giàu chỉ chiếm 10%, rừng trung bình 40%, còn lại 50% là rừng nghèo kiệt được phân bố ở vùng núi cao, xa các trục đường giao thông.

Diện tích rừng trồng tập trung của Hà Tĩnh khá lớn. Trong giai đoạn 1991-2004, hàng năm trồng được gần 4.000 ha, chủ yếu là thông và keo. Trồng cây phân tán được 6.500 ha. Một số diện tích rừng thông đang bước vào thời kỳ khai thác nhựa cho năng suất cao: năm 2006 khai thác được 1.870 tấn, năm 2007 được 1.700 tấn.

Trữ lượng gỗ 20 triệu m3, hàng năm khai thác chừng 2-3 vạn m3, nhưng những năm gần đây lượng gỗ khai thác hàng năm giảm, do chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước.

Rừng Hà Tĩnh phong phú, có nhiều loại thực, động vật quý hiếm: Có trên 86 họ và 500 loại cây dạng thân gỗ, trong đó có nhiều loại cây có giá trị như lim, sến, táu, mật, đinh, gõ, pơ mu và nhiều loại động vật quý hiếm như voi, báo, hổ, vượn đen, sao la. Đặc biệt, Hà Tĩnh có khu rừng nguyên sinh Vũ Quang có nhiều loại động thực vật quý hiếm có giá trị cho du lịch và nghiên cứu khoa học

Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km; trên 20 con sông lớn, nhỏ đổ ra biển, với 4 cửa sông lớn, tạo ra tiềm năng lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển (giao thông vận tải biển, du lịch và nuôi trồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu). Dọc theo vùng biển Hà Tĩnh, có một số đảo nhỏ, rất thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá cư trú.

Nước biển Hà Tĩnh thường xuyên ấm áp, là nơi cư trú tốt cho các loài tôm, cua và cá. Trên vùng biển Hà Tĩnh có khoảng 267 loài cá kinh tế và hải sản sinh sống. Trữ lượng cá vào khoảng 85,8 nghìn tấn (chiếm 3% trữ lượng cá vịnh Bắc bộ), trong đó cá nổi 41 nghìn tấn, cá đáy 44,8 nghìn tấn. Khả năng cho phép khai

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 29 - 39)