Đánh giá tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 65 - 67)

II. Khu vực có vốn ĐT nước ngoài 25,4 11,8 159,1 167,

2.2.3.Đánh giá tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

2.2.3.1. Tồn tại và nguyên nhân

Tồn tại

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hà Tĩnh trong thời kỳ qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, nhiều chỉ tiêu quan trọng đặt ra trong giai đoạn 2001- 2009 đã thực hiện vượt mức. Tuy vậy số tuyệt đối về giá trị sản xuất công nghiệp còn quá nhỏ ( đứng thứ 48/64 tỉnh thành phố trong cả nước ), sản phẩm chủ yếu vẫn là gia công hoặc xuất bán nguyên liệu thô chưa chế biến sâu ( khoáng sản, dăm gỗ, may mặc …) Hầy hết các doanh nghiệp chưa chuẩn bị được năng lực để hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, tiềm ẩn nhiều yếu tố chưa bền vững . Phần lớn công nghệ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu .Nhiều sản phẩm chưa có thương hiệu hoặc thương hiệu chưa có uy tín, sức cạnh tranh thấp. Khu vực ngoài quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 trên 60% . Nhưng so với tiềm năng và yêu cầu phát triển để giải quyết việc làm vẫn còn hạn chế, giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm khu vực ngoài quốc doanh còn thấp, thị trường chủ yếu là trong tỉnh,các làng nghề truyền thống khôi phục và phát triển chậm, việc du nhập nghề mời còn nhiều lúng túng, thiếu vững chắc .

Chưa triển khai được đồng bộ giữa đầu tư xây dựng nhà máy chế biến với quy hoạch và tổ chức vùng nguyên liệu nên dẫn đến thất bại của nhà máy đường, nhà máy tơ tằm, liên doanh sản xuất nhựa thông .

Một số dự án trong quy hoạch giai đoạn 2005-2010 chưa được triển khai đầu tư ( may mặc và giày vải xuất khẩu, nhựa …) , thực tế những ngành này đầu tư vào Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn ( cung độ vận chuyển xa, trở ngại đi lại của thương nhân nước ngoài …) nên chưa được nhà đầu tư lưu tâm.

Châm hoàn thiện quy chế quản lý, hoạt động của các khu công nghiệp , cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề , đầu tư kết cấu hạ tầng vừa yếu vừa không đồng bộ , thậm chí có nơi đã bố trí sử dụng sai mục đích quy hoạch.

Nguyên nhân của tồn tại

Ngoài những nguyên nhân khách quan do những khó khăn vốn có , chậm được khắc phục trong phát triển kinh tế của tỉnh , có những nguyên nhân chủ quan sau:

Hà Tĩnh chưa huy động được tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển công nghiệp nhất là chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có khả năng về vốn, công nghệ , thị trường và kinh nghiệm quản lý .

Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ ở các Khu, Cụm công nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ, thị trường nhỏ bé , chưa gây dựng được niềm tin của các nhà đầu tư .

Việc triển khai phát triển vùng nguyên liệu và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến không kiên trì quan tâm, kết quả không đạt mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển các nhà máy chế biến .

2.2.3.2. Bài học kinh nghiệm

- Việc xây dựng , xác định mục tiêu phát triển công nghiệp phải phù hợp và bám sát mục tiêu nghị quyết của Đảng, chiến lược phát triển của nhà nước, của tỉnh . Qúa trình tổ chức triển khai thực hiện nên có sự phối hợp đồng bộ của cấp, các ngành

- Xây dựng được các giải pháp huy động các nguồn lực và xây dựng các chính sách thu hút đầu tư phù hợp .

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 65 - 67)