II. Khu vực có vốn ĐT nước ngoài 25,4 11,8 159,1 167,
Chương III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM
3.1.2.2. Chuyển dịch kinh tế dẫn đến khả năng chuyển dịch các nguồn vốn
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong thập kỷ 90 tương đối ổn định và phát triển mạnh hơn so với các khu vực khác . Dự báo trung tâm kinh tế thế giới trong những thập kỷ tới sẽ chuyển dịch từ Tây sang Đông, mà vòng cung châu Á – Thái Bình Dương sẽ là nơi tiếp nhận sự chuyển dịch này, Việt Nam nằm trong khu vực này đã giải quyết tốt hơn quan hệ với các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản , Pháp ,Đức , Anh và toàn bộ EU, với các nước trong lãnh thổ khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc , Đài Loan, ASEAN. Đối với Mỹ, hai bên đã ký hiệp định thương mại . Từ quan hệ đó,có thể dự đoán các dòng nguồn vốn và các nguồn tài chính đến Việt Nam trong tương lai cần quan tâm là : Nguồn vốn FDI , nguồn vốn việc trợ phát triển chính thức (ODA) , nguồn vốn các tổ chức chính phủ ( NGO )
3.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển Kinh tế xã hội của Tỉnh đến năm 2020
Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ , hiệu lực và hiệu quả quản lý , điều hành chính quyền các cấp, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, tập trung mọi nguồn lực tạo bước đột phá phát triển về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, đồng thời hết sức coi trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện , phát triển thương mại , du lịch, dịch vụ, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa , thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục – đào tạo , khoa học – công nghệ , y tế, văn hóa và các hoạt động xã hội; đảm bảo quốc phòng-an ninh, giữ vững ổn định chính trị
Phấn đấu đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp- dịch vụ phát triển , tạo nền tảng để đến năm 2015 tỉnh sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung.
Quan điểm chỉ đạo :
+ Sớm thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp và từng bước rút ngắn khoảng cách về GDP/người so với cả nước, trên cơ sở khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế và nguồn lực của địa phương, đồng thời tranh thủ giúp đỡ của Trung ương, nhất là thời cơ khai thác mỏ sắt Thạch Khê, hình thành khu luyện kim ,cảng quốc tế Vũng áng- Sơn Dương và trung tâm kinh tế của vùng .
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, đảm bảo không ngừng tăng năng suất lao động. Lấy công nghiệp làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế hàng hóa, lấy khai khoáng, cán thép luyện kim ,làm hàng hóa chủ lực và lâu dài . Dần dần hình thành một số sản phẩm công nghiệp mũi nhọn và nông nghiệp có chất lượng cao, có thương hiệu uy tín trên thương trường. Xây dựng hệ thống đô thị trở thành các trung tâm thương mại và uy tín trên thương trường . Xây dựng hệ thống đô thị trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ phục vụ cho phát triển kinh tế, các khu dân cư nông thôn theo hướng hiện đại .
+ Phát triển theo hướng bền vững : Gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường như xóa đói giảm nghèo , giải quyết việc làm , nâng cao
thể lực và trí lực cho người lao động , xây dựng các khu định cư . Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh , củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc biên giới , chủ quyền quốc gia .
Mục tiêu phát triển
• Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của thời kỳ 2006-2020 là đảm bảo tăng trưởng cao và ổn định .GDP bình quân đầu người dần đuổi kịp và vượt trung bình cả nước. Xây dựng Hà Tĩnh trở thành kinh tế, đẹp về văn hóa .Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp –xây dựng-dịch vụ , đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp- dịch vụ phát triển , đến năm 2015 trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phát triển của miền Trung.
• Mục tiêu kinh tế
- Tăng nhanh mức GDP/người , đạt khoảng 8 triệu đồng ( giá 2005) tương đương với 580-590 USD ( giá thực tế) vào năm 2010 , vào năm 2020 : 29-32 triệu đồng ( giá 2005) , tương đương với 2.100-2.350 USD ( giá thực tế )
- Cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Năm 2010 : Nông nghiệp, thủy sản : 28% , công nghiệp 35% và dịch vụ : 37,5% ,