Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 67 - 68)

II. Khu vực có vốn ĐT nước ngoài 25,4 11,8 159,1 167,

3.1.1.1.Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Chương III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM

3.1.1.1.Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nghiệp hoá, hiện đại hoá

Mục tiêu tổng quát : Xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản suất, đời sống vật chất tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác).

Một số quan điểm phát triển công nghiệp Việt Nam từ 2009 – 2020, tầm nhìn 2025 :

Thứ nhất, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, thể hiện ở việc phát triển công nghiệp trên cơ sở huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong nước cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thứ hai, cần nắm bắt nhanh nhạy, khai thác triệt để các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra, kết hợp tiềm năng lợi thế trong nước. Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.

Thứ ba, khuyến khích phát triển các ngành và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, quy trình công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Thứ tư, phát triển công nghiệp theo hướng hình thành cân đối động, đảm bảo sự ưu tiên phát triển các ngành, các vùng phù hợp với nguồn lực, lợi thế trong từng thời kỳ và với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, phát triển công nghiệp tạo động lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Thứ sáu, phát triển công nghiệp gắn chặt với phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ trong công nghiệp .

Thứ bảy, phát triển công nghiệp gắn với yêu cầu phát triển bền vững, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, kết hợp với củng cố quộc phòng và an ninh quốc gia.

Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá tầm nhìn đến 2020, Công nghiệp Việt Nam tập trung phát triển 3 nhóm ngành chính sau :

+ Nhóm ngành cơ lợi thế cạnh tranh : Phát triển theo hướng xuất khẩu

Ngành công nghiệp dệt may,da giày ; Chế biến nông lâm thuỷ hải sản ; Công nghiệp thực phẩm; Sản xuất, lắp ráp điện tử.

Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong quảng bá, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, bảo hộ sở hữu công nghiệp, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường , môi trường và luật pháp kinh doanh quốc tế .

+ Nhóm ngành công nghiệp nền tảng : Đây là nhóm ngành nhà nước cần nắm vai trò dẫn dắt, đảm bảo độc lập tự chủ cho nền kinh tế gồm : Ngành năng lượng l; Luyện kim; Hoá chất ( gồm cả phân bón và hoá dầu) ; Khai thác, chế biến khoáng sản ; Sản xuất vật liệu và xây dựng ; Cơ khí chế tạo, thiệt bị điện

Chính sách cho nhóm ngành này là nhà nước cần trực tiếp đầu tư một số dự án quan trọng quốc gia, tạo cơ chế tín dụng ổn định, thực hiện phát hành trái phiếu khi cần thiết, coi trọng nhu cầu trong nước không đặt cao mục tiêu xuất khẩu.

+ Nhóm ngành công nghiệp tiềm năng : Đây là nhóm ngành có thể tạo bước nhảy vọt cho tăng trưởng GDP công nghiệp thông qua việc tiếp thu và phát triển công nghệ hiện đại, gắn với các tập đoàn đi đầu . Nhóm ngành này bao gồm :

Sản xuất chi tiết linh kiện điện tử, phần mềm ; Hoá dầu, hoá dược, hoá mỹ phẩm ; Sản phẩm từ công nghệ mới ; Thiết bị viễn thông, tin học

Với chính sách đầu tư tài chính cho các cơ sở nghiên cứư, tạo dựng thị trường cho sản phẩm đầu ra ...

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 67 - 68)