II. Khu vực có vốn ĐT nước ngoài 25,4 11,8 159,1 167,
Chương III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM
3.4.1. Giải pháp chính
3.4.1.1. Giải pháp về vốn
Theo như lý thuyết “ cái vòng luẩn quẩn” và cú huých từ bên ngoài của Samuellson , muốn đạt được tới sự tăng trưởng và phát triển cần phải có 4 nhân tố: nhân lực, tài nguyên, tư sản, kĩ thuật . Hà Tĩnh vốn là một tỉnh nghèo, có xuất phát điểm thấp vậy nên muốn có sự tăng trưởng và bứt phá cần có một yếu tố từ bên ngoài tác động vào để thoát ra khỏi “ cái vòng luẩn quẩn” đó chính là nguồn vốn .
Giải pháp quan trọng nhất, quyết định mức tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội là huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, phát huy cao các nguồn nội lực đồng thời tạo mọi điều kiện để tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn từ bên ngoài( bao gồm vốn của trung ương, việt kiều , quốc tế, vốn của các địa phương khác trong 3 vùng kinh tế trọng điểm).
Theo tính toán, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006-2020 cho công nghiệp- xây dựng khoảng 250 - 260 nghìn tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2006-2010 cần khoảng 18-22 nghìn tỷ đồng .
Một số giải pháp chính:
Để thu hút các nguồn vốn nước ngoài: (FDI, ODA, NGO...)
Để huy động các nguồn lực cho đầu tư, phải thật sự coi trọng công tác xúc tiến đầu tư và cải thiện nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng.
- Đa dạng hoá các hình thức xúc tiến đầu tư và thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến đầu tư được xây dựng.
- Tiếp tục cải cách hành chính có liên quan đến thu hút vốn FDI: mở rộng, áp dụng tốt cơ chế một cửa và một cửa liên thông. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu Kinh tế, Khu công nghiệp, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, Cục Thuế, Cục Hải quan... Tăng cường gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo các địa phương với các doanh nghiệp FDI.
- Tiếp tục đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng gắn với giảm thiểu tác động của thiên tai và các điều kiện bất lợi khác;
- Phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư trong công tác đào tạo nguồn nhân lực; - Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện thu hút đầu tư lớn vào công nghiệp.
- Mở rộng áp dụng các hình thức đầu tư BT, BOT, BTO, BOO... đối với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Để thu hút các nguồn vốn trong nước:
Nguồn vốn từ ngân sách: Xây dựng và thực hiện tốt các Chương trình đầu tư trọng điểm cấp nhà nước nhằm khai tác tối đa nguồn vốn ngân sách, nhất là ngân sách từ Trung ương. Hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách theo kế hoạch, dành nguồn vượt thu tập trung cho đầu tư hạ tầng cho các dự án cấp bách. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư, phục vụ các dự án trọng điểm, nhất là các công trình đầu mối giao thông quan trọng..., cảng biển, kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng, Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các khu công nghiệp, công trình thủy lợi Ngàn Trươi-Cẩm Trang.
Nguồn vốn tín dụng và vốn góp cổ phần: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần... nhằm thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài tỉnh, khuyến khích các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, thông qua lãi suất và tín dụng, hướng luồng vốn này chảy vào các lĩnh vực cần ưu tiên. Tăng cường các hoạt động tín dụng của ngân hàng, củng cố và hoàn thiện hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nhằm huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh và chia sẻ rủi ro cho các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng.
Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trong dân và doanh nghiệp dưới các hình thức liên kết đầu tư, nhà nước và nhân dân cùng làm... Triển khai xã hội hóa đầu tư ở một số lĩnh vực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Kêu gọi và có chính sách động viên các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp là người Hà Tĩnh đầu tư xây dựng quê hương.
Đối với nguồn vốn cả trong nước và ngoài nước: một trong những hình thức huy động vốn đầu tư là phát hành trái phiếu. Do vậy, cần xem xét để có thể phát hành các loại trái phiếu vào thời điểm thích hợp.
3.4.1.2. Giải pháp về đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá và khan hiếm, là tài nguyên đặc biệt , là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao đông trong sản xuất nông nghiệp vì vậy sử dụng hợp lý đất đai sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo duy trì độ màu mỡ cũng như giá trị sử dụng của nó ngày được nâng cao.
Thị trường hóa đất đai là một vấn đề cần được nghiên cứu và vận dụng đúng đắn trên địa bàn. Nếu như có một thị trường đất đai đúng mức việc sử dụng đất sẽ có hiệu quả hơn. Cần quán triệt nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên đất, do vậy cần bố trí nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý giữa các ngành , các lĩnh vực trong nền kinh tế. Qúa trình công nghiệp hóa, đòi hỏi phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, cung cấp điện , cung cấp nước đô thị …Đồng thời với quá trình công nghiệp hóa là quá trình đô thị hóa cũng tăng nhanh. Do vậy, sử dụng đất đai cho quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ chiếm tỷ trọng lớn .
3.4.1.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Theo kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số nước trên thế giới , mô hình “ đàn nhạn bay”, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao của công nghiệp từ nay đến 2020 phải tập trung giải quyết tốt các vấn đề về công nghệ. Hướng chính là hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước.
Tăng cường vốn ngân sách và các khoản đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp và tổ chức …cho quỹ phát triển khoa học và công nghệ để tài trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học công nghệ trong tỉnh .
Vận động thành lập Qũy hỗ trợ sản xuất đầu tư và đổi mới công nghệ .
Đối với các dự án đầu tư nước ngoài cần cân nhắc áp dụng công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng tích lũy để tiếp tục tái sản xuất mở rộng . Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, Việc khai thác khoáng
sản, nhất là quặng sắt Thạch Khê, luyện thép, xây dựng trung tâm nhiệt điện... phải có sự lựa chọn về công nghệ, bảo đảm giảm thiểu những tác động của môi trường. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sản xuất mới, công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý.
Trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp Hà Tĩnh cần đảm bảo thủ tục nhanh gọn và thu hút các xí nghiệp tập trung vào các khu công nghiệp, hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
3.4.1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực :
Với xu hướng phát triển công nghiệp mà trí thức ngày càng chiếm ưu thế thì con người là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển công nghiệp . Việc đầu tư cho tri thức , cho con người là một đầu tư đúng đắn, mang tính bền vững và thu lợi nhuận lớn trong tương lai cho phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung .
Dự báo nhu cầu lao động cho các ngành công nghiệp Hà Tĩnh năm 2015 là 129,5 nghìn người và năm 2020 cần hơn 193,6 nghìn người. Dự báo năm 2013 trở đi, về số lượng, lực lượng lao động tại chỗ sẽ thấp hơn nhu cầu sử dụng lao động. Vì vậy đến khoảng 2013 sẽ bắt đầu phải thu hút lao động từ các nơi khác về.
Hiện nay Hà Tĩnh cần liên kết với các nơi nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiến hành đào tạo theo chuyên ngành công nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Nâng cấp trường cơ điện luyện kim tại Hồng Lĩnh (với số vốn đầu tư khoảng 62 tỷ đồng); thành lập Trường đại học đào tạo đa ngành, đa nghề. Thành lập Quỹ khuyến học hay Ngân hàng hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
Đối với tỉnh Hà Tĩnh đào tạo nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Đào tạo nghề phải tăng nhanh về cả quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý cho các thời kỳ phát triển công nghiệp. Ưu tiên đào tạo trước mắt cho các ngành then chốt. Song song với việc đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động công nghiệp và dịch vụ cần phải chú trọng đào tạo nghề cho lao động công thôn như : chăn nuôi,trồng trọt, chế biến nông lâm sản và các làng nghề truyền thống …
Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút nguồn lực cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trường lớp
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm, tìm kiếm việc làm. Khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động liên kết góp vốn, hỗ trợ trang bị phương tiện với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động mất việc trong quá trình sắp xếp lại lao động.
Từ nay đến năm 2020 phải phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng theo hai luồng sau :
- Đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
- Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Theo hướng này có các hình thức đào tạo như : Đào tạo nghề dịch vụ tại các trung tâm dạy nghề và cơ sở dạy nghề ở huyện thị; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề truyền thống ở các làng nghề.
Hiện nay, làn sóng đầu tư ồ ạt chảy về đây sẽ nâng cao mức thu nhập cho dân cư khu vực thành thị, làm cho khoảng cách giàu nghèo tăng lên, gây bất ổn tình hình chính trị địa phương. Theo mô hình hai khu vực của Lewis, trong thời gian tới khi mà các dự án công nghiệp phải chuyển được ít nhất 2/3 số nông dân trong độ tuổi lao động sang làm công nhân hoặc lao động trong các ngành nghề khác để bảo đảm thu nhập cho họ.
3.4.1.5. Giải pháp về tổ chức và quản lý :
Cơ chế quản lý thay đổi, do vậy tổ chức sản xuất xã hội hiện nay cũng thay đổi để phù hợp với cơ chế mới. Xây dựng nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình tổ chức quản lý và sản xuất phải phù hợp với cơ chế đó.
Tiếp tục đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước ta là kiên trì thực hiện công cuộc đổi mới, không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng phát huy hiệu quả hoạt động , với phương châm là chống độc quyền, khuyến khích các thành phần kinh tế; Kinh tế nhà nước;
Kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ và tư bản); Kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có FDI cũng phát triển theo định hướng của nhà nước.
3.4.1.6. Biện pháp bảo vệ môi trường :
Với mô hình phát triển bền vững công nghiệp, Hà Tĩnh bên cạnh tập trung phát triển công nghiệp cũng cần chú ý đến yếu tố môi trường, giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường. Cần có những biện pháp sau :
+ Tiến hành sớm việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu công nghiệp hiện có, các cơ sở sản xuất bao gồm: đánh giá lượng ô nhiễm do khi thải công nghiệp, khí thải xe cộ …
+ Đánh giá tác động đến môi trường của tất cả các nhà máy sẽ xây dựng , nhất là đối với những nhà máy đã được cấp giấy phép đầu tư xây dựng nhưng chưa có đánh giá tác động môi trường.
+ Kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm chính trong công nghiệp ( cả quốc doanh lẫn ngoài quốc doanh) , định kỳ quan trắc, phân tích thành phần các chất thải độc hại. Hỗ trợ kỹ thuật cho công tác quan trắc , thanh tra và quản lý môi trường.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững.