Bài học cho việc phát triển công nghiệp Hà Tĩnh:

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 26 - 28)

Dựa vào các mô hình tăng trưởng, phát triển trên cũng như kinh nghiệm phát triển tỉnh Nghệ An và một số nước trên thế giới, rút ra được nhiều bài học quý báu cho việc phát triển công nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2020.

Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo,kinh tế nói chung và nền công nghiệp nói riêng đều kém phát triển, không thể tự thoát ra khỏi “cái vòng luẩn quẩn” mà Samuellson đã đưa ra. Nên muốn phát triển công nghiệp tức là thoát khỏi “ cái vòng luẩn quẩn” thì cần phải có một cú “huých” từ bên ngoài đó chính là nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài ( Nguồn vốn tứ trung ương, từ FDI, ODA...). Bởi trong các yếu tố thúc đẩy sự phát

triển công nghiệp thì nguồn vốn có vai trò quan trọng nhất. Song để có được nguồn vốn này cần có các chính sách hỗ trợ của Chính phủ qua thuế và tín dụng cũng được soạn thảo để trợ giúp phát triển và hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp theo mục tiêu mong muốn .Hà Tĩnh phải xác định nước thu hút đầu tư trọng điểm, từ đó, xây dựng các bộ phận chuyên trách riêng biệt cho từng nguồn xuất xứ của nhà đầu tư. Đông thời tỉnh phải xây dựng Kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật một cách đồng bộ,tin học hoá các hoạt động xã hội, xây dựng các hành lang pháp lý thuận lợi cho đầu tư phát triển.

Trong quá trình phát triển công nghiệp phải luôn chú ý tới vấn đề “ phát triển bền vững” . Khi xây dựng, triển khai,thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển công nghiệp phải đảm bảo các tiêu chí “ bền vững công nghiệp ” đặc biệt là những vấn đề về bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng thương hiệu, công bằng ,chia sẻ trách nhiệm xã hội, tránh tình trạng chênh lệch giàu nghèo ngày một tăng lên trong quá trình phát triển công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung .

Mặt khác theo như mô hình phát triển công nghiệp của Lewis thì Hà Tĩnh nên đồng thời phát triển cả công nghiệp lẫn nông nghiệp, không nên chỉ tập trung phát triển công nghiệp không thôi. Trong mô hình này, vai trò của nông nghiệp là cung cấp lao động, lương thực và thị trường cho công nghiệp. Ngược lại công nghiệp phát triển sẽ thu hút lao động dư thừa ở nông thôn và cung cấp các sản phẩm tư bản hoặc sản phẩm cho nông nghiệp góp phần tăng năng suất lao động và năng suất đất canh tác trong khu vực này.

Theo mô hình “ đàn nhạn bay” dựa trên sự phát triển của khoa học và công nghệ thì hiện tại Hà Tĩnh đang ở giai đoạn 2 tức là dựa trên cơ sở vốn tư bản; Theo như kinh nghiệm Hàn Quốc thì cố gắng đưa kỹ thuật và công nghệ hiện đại của nước ngoài vào Hà Tĩnh bằng các hợp đồng nhập khẩu công nghệ, bằng sáng chế kỹ thuật, tránh đầu tư trực tiếp, hạn chế tỷ lệ góp vốn của đối tác nước ngoài dưới 49% nếu phải du nhập công nghệ trực tiếp .

Hiện tại thì Hà Tĩnh đang nằm trong mô hình cạnh tranh công nghiệp dựa trên nền tảng đầu tư nước ngoài . Cần tập trung trước hết đầu tư, phát triển những ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn, là tiềm năng của địa phương trước hết là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản có giá trị xuất khấu, đem lại giá trị gia tăng lớn cho tỉnh. Để đẩy mạnh xuất khẩu cần dựa vào khả năng tổ chức và nỗ lực của các công ty đông thời cần có chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Tỉnh Hà Tĩnh .

Một phần của tài liệu phương hướng phát triển công nghiệp hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 26 - 28)