II. Nguồn vốn lưu động thường xuyên
4. Số vòng quay VLĐ
3.2.7. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra
điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra
Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành hàng để công ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích hợp.
Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp luật ổn định thông thoáng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế tài chính để khắc phục tình trạng thiếu, yếu và không đồng bộ hiện nay. Nhà nước và Quốc hội cần sớm thông qua các bộ luật nhằm phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường hiện nay: luật chứng khoán, luật cạnh tranh,...
Nhà nước nên tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi cho việc đầu tư vốn, định hướng cho sự phát triển của thị trường bằng cách vạch ra chính sách và kế hoạch phát triển dài hạn của thị trường vốn. Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát tạo ra các yếu tố cơ bản khuyến khích đầu tư, nhất
là chính sach về thuế và lãi suất. Một thị trường tài chính hoàn chỉnh còn giúp doanh nghiệp có thể thực hiện quản lý tài chính tốt hơn như quản lý tiền và quản lý rủi ro.
Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.
Để doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh thì Nhà nước phải đảm bảo các thủ tục hành chính gọn nhẹ thông thoáng cần giảm bớt một số thủ tục rườm rà trong vay vốn tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng nhất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
KẾT LUẬN
Với những nghiên cứu, phân tích trên đã cho thấy: vốn lưu động và việc sử dụng vốn lưu động là điều kiện rất quan trọng, có tác dụng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng vốn sử dụng không hiệu quả sẽ kéo theo sự trì trệ của quá trình sản xuất kinh doanh. Mọi hoạt động của công ty sẽ không hiệu quả nếu như vốn kinh doanh không được đảm bảo. Để đồng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải có các quyết định đúng đắn về phương thức sử dụng vốn. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của các doanh nghiệp.
Từ khi được thành lập Công ty đã thường xuyên đổi mới cách thức quản lý cho phù hợp hơn với sự biến động của thị trường. Đến nay Công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động, ngành nghề kinh doanh. Sản xuất kinh doanh có lãi, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều và vị thế của Công ty cũng tăng lên. Mặc dù được đánh giá là đơn vị làm ăn khá của ngành xây dựng nhưng trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty nói chung và vốn lưu động nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế tồn tại.
Do đó, qua quá trình thực tập tại Công ty, kết hợp với những lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, em xin đề xuất một số giải pháp về việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hy vọng những giải pháp này sẽ giúp Công ty một phần nào đó trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, anh, chị cán bộ nhân viên trong phòng Tài chính-Kế toán, các chú các bác trong bộ máy quản lý và toàn thể các anh chị công nhân viên trong Công ty,và đặc biệt là giảng viên TS. Nguyễn Thị Hà đã giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này.