Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng sudico (Trang 86 - 89)

II. Nguồn vốn lưu động thường xuyên

4. Số vòng quay VLĐ

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu

Cơ sở lý luận

Để mở rộng thị phần, thu hút được nhiều khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận, công ty cần thực hiện Chính sách tín dụng thương mại. Có nghĩa là Công ty đã sử dụng biện pháp bán chịu cho khách hàng. Nhưng bên cạnh đó, việc bán chịu khiến cho Công ty phải ứng thêm vốn làm tăng nhu cầu vốn, tăng chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro tài chính...gây hao hụt đáng kể cho tài chính của Công ty.

Đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, tránh bị tồn đọng và chiếm dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động từ đó góp phần sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thì Công ty cần phải có những biện pháp hữu hiệu để làm tốt hơn nữa công tác thanh toán và thu hồi nợ.

Cơ sở thực tiễn

Như các số liệu phân tích ở trên ta thấy tỷ trọng các khoản phải thu là 51,97% trong tài sản lưu động. Các khoản phải thu của khách hàng là 9.087.246.005 đồng chiếm đến 35,43% tổng các khoản phải thu. Nguyên nhân là do công tác thu hồi các khoản phải thu của Công ty chưa tốt lắm, chưa khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh tiền hàng mặc dù Công ty không có khoản phải thu quá han và nợ phải thu khó đòi nào. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho Công ty thì việc quản lý chặt chẽ một số khoản phải thu để giảm lượng vốn bị chiếm dụng là việc thực sự rất cần thiết đối với Công ty.

Để quản lý tốt các khoản phải thu thì chính sách bán hàng rất trọng. Một số biện pháp Công ty có thể tăng cường sử dụng như:

 Công ty cần tìm mọi cách thu hồi nợ càng sớm càng tốt, điều động nhân viên t rực tiếp đi thu hồi nợ, tăng chi phí cho việc đi thu hồi nợ, quản lý các khoản t hu được và tính toán chi tiết các khoản khách hàng đang nợ.

 Công ty nên cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm trước thời hạn với tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn lãi suất ngân hàng của công ty với cùng thời hạn thanh toán. Đồng thời với những đối tượng khách hàng khác nhau thì áp dụng những mức chiết khấu khác nhau. Đối với những khách hàng có uy tín và có quan hệ lâu năm với công ty sẽ có mức chiết khấu thấp hơn những đối tượng khác và ngược lại.

 Công ty nên có các điều khoản ưu đãi với các khách hàng thanh toán sớm. Cụ thể là Công ty nên đặt ra tỷ lệ chiết khấu thanh toán và thời hạn hưởng chiết khấu thanh toán đối với từng nhóm khách hàng.

- Đối với khách hàng lớn thì công ty có thể cấp tín dụng thương mại ở mức độ ổn định, có thể thỏa thuận để giảm bớt khối lượng tín dụng đồng thời có những biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm.

- Đối với khách hàng mới, Công ty cần thẩm định uy tín tín dụng của công ty trên cơ sở kinh nghiệm của các ngân hàng, các Công ty đã từng có giao dịch là từ phía cơ quan Nhà nước. Khi thực hiện chính sách bán chịu thì tùy tình hình cụ thể mà Công ty có thể thương lượng nhằm giảm bớt tiền trả chậm cũng như thời gian trả chậm sao cho ở mức có thể chấp nhận được.

- Đối với khách hàng thanh toán chậm thì công ty xem xét cụ thể cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ có quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mạng lại kết quả.

 Mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty, tiến hành phân tích các khoản nợ theo thời gian, sắp xếp những khoản phải thu

của khách hàng để tiện theo dõi và có biện pháp đôn đốc khách hàng trả tiền. Đồng thời phải lập quỹ dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi nhằm xử lý các khoản phải thu quá hạn lâu mà đối tượng nợ không có khả năng thanh toán để đảm bảo tình hình tài chính của Công ty ổn định và an toàn. Quỹ dự phòng của Công ty có thể được trích lập từ lợi nhuận để lại căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của các khoản phải thu.

 Cần kiểm soát chặt chẽ trong khâu ký kết hợp đồng, tìm hiểu kỹ lưỡng về khả năng thanh toán của khách hàng, quy định rõ về các điều khoản phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán, phạt vi phạm hợp đồng nếu thực hiện sai, cam kết để có thể rang buộc khách hàng với trách nhiêm thanh toán.

 Công ty cần phải tăng cường công tác quản lý và có kế hoạch thu nợ nhằm thu hút vốn, đảm bảo nguồn vốn cho quá trình kinh doanh tiếp theo và hạn chế các khoản phát sinh khó đòi.

 Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách về việc thẩm định tình hình tài chính và các thông tin về khách hàng. Tìm hiểu rõ tiềm năng phát triển của khách hàng trong tương lai, khách hàng là thường xuyên hay không thường xuyên. Phòng Kế toán – tài vụ - thống kê có thể cử người đảm nhiệm công tác này, Những người làm công tác này phải được đào tạo bài bản về chuyên môn và phải có tinh thần trách nhiêm rất cao. Điều này sẽ giúp Công ty giảm chi phí khá nhiều cho việc thuê chuyên gia thẩm định bên ngoài.

Tóm lại, chính sách tín dụng của Công ty phải vừa lỏng lại vừa rất chặt chẽ áp dụng linh hoạt cho từng khách hàng. Bằng chính sách tín dụng đó công ty không những nhanh chóng thu hồi tiền hàng mà còn gia tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho Công ty.

Nếu thực hiện tốt được các vấn đề trên thì chắc chắn các khoản phải thu của Công ty sẽ giảm, do đó lượng vốn của công ty sẽ không bị chiếm

dụng nhiều nữa, hiệu quả sự dụng vốn lưu động của công ty sẽ được tăng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng sudico (Trang 86 - 89)