c/ Quản lý vốn về hàng tồn kho
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, việc bảo toàn vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung cũng như vốn lưu động nói riêng giúp cho doanh nghiệp với số vốn hiện có có thể tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần chú ý một số biện pháp sau:
Thứ nhất : Đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt dự án đầu tư: Việc đánh giá, lựa chọn và thực hiện dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài và có tính quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vì vậy, vấn đề đặt ra có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là phải lựa chọn đúng phương án kinh doanh, phương án sản xuất, các phương án này phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường. Có như vậy sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mới tiêu thụ được, doanh nghiệp mới có điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ hai: Để dáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn vốn khác
nhau.Việc lựa chọn nguồn vốn là rất quan trọng và phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả. Tuỳ thuộc vào mục đích của việc huy động mà lựa chọn các nguồn huy động hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn, tránh tình trạng thừa, thiếu vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển và nâng cao hiệu quả sự dụng VLĐ.
Thứ ba: Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là bảo đảm cho hoạt động thông suốt, đều đặn nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo sự ăn khớp giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt. Đối với VLĐ biện pháp chủ yếu mà mọi doanh nghiệp áp dụng là:
- Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung.
- Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng,dự trữ vật tư theo định mức nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.
- Tổ chức tốt quá trình lao động, tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các hình thức khen thưởng vật chất và tinh thần xứng đáng với người lao động.
- Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hồi vốn nhanh để tái sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thị trường. Trong quan hệ thanh toán cần hạn chế các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn chưa đòi được, hạn chế tình trạng công nợ dây dưa, không có khả năng thanh toán.
Thứ tư: Quản lý tốt vốn bằng tiền của doanh nghiệp bằng cách xác định mức tồn quỹ hợp lý, dự đoán và quản lý chặt chẽ các luồng xuất nhập quỹ để có thể đảm bảo cho việc thanh toán, từ đó làm phù hợp hoá hệ số khả năng thanh toán. Đồng thời, quản trị tốt vốn bằng tiền giúp doanh nghiệp có
thể nắm bắt kịp thời các cơ hội tốt trong kinh doanh, và ứng phó được các trường hợp bất thường đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được lành mạnh.
Thứ năm: Chủ động phòng ngừa rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường thì mọi rủi ro có thể xảy ra đối với mỗi doanh nghiệp.Vì vậy chủ động phòng ngừa rủi ro sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro phát sinh. Doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp như lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi,mua bảo hiểm tài sản....
CHƯƠNG II