Nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng sudico (Trang 50 - 52)

c/ Quản lý vốn về hàng tồn kho

2.2.3.2. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Cùng với việc tìm hiểu về cơ cấu tài sản để thấy được cái nhìn tổng quát hơn về tình hình bố trí và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ta cần tìm hiểu thêm về tình hình khai thác và huy động vốn của Công ty.

Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng SUDICO được hình thành bởi 2 nguồn chính là nguồn VCSH và Nợ phải trả.

Bảng 2.5: Nguồn vốn kinh doanh

Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn 50.862.108.834 100 48.771.448.609 100 2.090.660.225 4,29

Nợ phải trả 20.661.738.653 40,62 18.723.728.375 38,39 1.938.010.278 10,35

Vốn chủ sở

hữu 30.200.370.181 59,38 30.047.720.234 61,61 152.649.947 0,51

Nợ phải trả của Công ty ở đầu năm là 18,723 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 38,39% cuối năm là 20,661tỷ đồng chiếm tỷ trọng 40,62% tăng 1,938 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 10,35%. Điều này cho thấy trong năm qua Công ty đã sử dụng thêm vốn từ bên ngoài để phục vụ hoạt động SXKD.

Ta biết rằng, tỷ trọng nợ phải trả chính là hệ số nợ, còn tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu là tỷ suất tự tài trợ. Hệ số nợ là một chỉ tiêu đo lường số vốn kinh doanh đi vay trong tổng số vốn SXKD. Qua bảng trên ta thấy, Hệ số nợ của Công ty ở thời điểm cuối năm 2012 là 40,6% , cuối năm 2011 là 38,4%. Mặc dù hệ số nợ tăng nhưng hệ số này vẫn ở mức có thể chấp nhận được, công ty có thể chủ động về mặt tài chính không quá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Nợ phải trả tăng lên chủ yếu là do tăng các khoản phải trả phải nộp khác, tăng chi phí phải trả, tăng Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước và quỹ khen thưởng phúc lợi.

VCSH của Công ty cuối năm là 30,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 59,38% đã tăng 152,65 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,51% so với đầu năm do năm nay công ty làm ăn có lãi nên làm tăng khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Điều này tác động tích cực đến chính sách phân chia lợi nhuận của công ty.

VCSH năm 2012 tăng là do công ty đã tăng thêm quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính, tuy nhiên nguyên nhân chính ở đây là lợi nhuận chưa phân phối của công ty năm 2012 đã có mức tăng vượt bậc trên 330%.

Đánh giá chung về tình hình tổ chức huy động vốn của Công ty ta thấy. Nợ phải trả và VCSH đầu năm so với cuối năm đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của Nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của VCSH vì thế tỷ trọng của Nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng lên. Mặc dù tăng tỷ trọng Nợ phải trả nhưng tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn vẫn cao 59,38%. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay việc tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài là khó khăn, việc duy trì tỷ trọng VCSH khá cao giúp cho Công ty đảm bảo được nguồn vốn dài hạn phục vụ SXKD, tuy nhiên Công ty cũng nên xem xét về việc tăng sử dụng nợ nhằm gia tăng mức độ đòn bẩy tài chính, khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, và cũng là một công cụ tránh thuế giúp tăng lợi nhuận cho công ty.

Một phần của tài liệu vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng sudico (Trang 50 - 52)