6. Bố cục khóa luận
1.2.3.3. Quan họ
“Trong sáu tỉnh người đã tỏ Ngoài năm thành chỉ có Bắc Ninh”
có ở Bắc Ninh. Khi nói tới Bắc Ninh là nói tới quê hương quan họ.
Theo thống kê của Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bắc Ninh, hiện vẫn còn 44 làng quan họ gốc, hàng năm vẫn mở hội hát và có tới 200 làn điệu, hơn 500 bài hát quan họ. Làng quan họ gốc phải đạt điều kiện ít nhất có năm đời hát quan họ. Mỗi làng thường có từ 3 tới 7 bọn quan họ. Trong mỗi bọn hát quan họ thường có 5 đến 12 người sinh hoạt.
Nói đến chơi quan họ là nói đến một lối chơi có quy củ, nền nếp, buộc người chơi phải tuân thủ nhiều thể loại: hát đối, hát giao duyên, hát canh, hát kết chạ, hát lễ hội, hát mời nước, mời trầu... Các tiêu chí để các nghệ nhân hát quan họ hướng tới, đạt được và cũng để so tài trong các hội thi đó là giọng hát phải ấm, rền, luyến láy, có cung bậc, dáng điệu phải uyển chuyển và thanh tao.
Người vùng Kinh Bắc, từ già đến trẻ ai cũng hát được một vài làn điệu quan họ. Người chơi quan họ sành điệu không chỉ hát hay, hát được nhiều làn điệu mà phải hát được nhiều bài lời cổ. Người Kinh Bắc hát dân ca quan họ, chơi quan họ không những trong dịp lễ hội mà cả trong khi lao động, trong các đám giỗ chạp... Mỗi khi lễ hội mùa xuân, các làn điệu quan họ với những câu hát trữ tình làm say đắm lòng người quan họ và khách thập phương ngân lên trong không gian văn hóa quan họ. Quá trình hình thành lời ca, làn điệu quan họ gắn liền với quá trình phát triển của đời sống xã hội nhằm nâng cao và tôn vinh các mối quan hệ cộng đồng và giao lưu văn hóa. Cũng vì lẽ đó, sinh hoạt quan họ thường gắn liền với những sinh hoạt hội hè, ca hát, giao lưu; gắn với đời sống tình cảm, tinh thần của người lao động luôn hướng tới cái chân, thiện, mỹ.
Những làn điệu dân ca quan họ không chỉ là niềm tự hào, là vốn riêng của người dân Kinh Bắc mà còn là niềm kiêu hãnh, là nét đẹp văn hóa rất riêng của người dân Việt Nam. Năm 2009, quan họ đã chính thức được UNESCO vinh danh và trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sau Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với Ca trù.