Làng gốm Phù Lãng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 39 - 41)

6. Bố cục khóa luận

1.2.4.2.Làng gốm Phù Lãng

Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60 km và cách sông Lục Đầu khoảng 4 km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày trở khách qua lại. Địa danh Phù Lãng có từ cuối thời Trần đầu thời Lê, được trong và ngoài nước biết đến với nghề làm gốm truyền thống.

Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc - Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phương Tú. Vào cuối thời Lý ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này dược truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ 13), nghề được truyền đến đất Phù Lãng [30]. Tuy nhiên, hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và một số nhà sưu tập hầu như chỉ còn lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có niên đại khoảng thế kỷ 17 - 19. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc độ của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu...

Tháng 12/1996, khảo sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch, đã phát hiện những mảnh gốm thời Trần, một số lò gốm cổ trên đường từ cuối thôn Phấn Trung sang An Trạch. Điều đó chứng tỏ điều nhận định trước đây cho rằng nghề gốm Phù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở.

có mầu hồng nhạt ở làng thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống), sau khi mua, đất được chở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công đoạn, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công.

Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành... Ngày nay với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết muốn khôi phục và gìn giữ nghề truyền thống của làng, các nghệ nhân thế hệ mới như nghệ nhân Vũ Hữu Nhung - với cái tên quen gọi Gốm Nhung, nghệ nhân Thiều với tên quen thuộc Gốm Thiều đã và đang thổi hồn vào cho đất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm Phù Lãng với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn... Họ đã tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương... đã và đang được khách hàng, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đón nhận. [31]

Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trông thanh nhã và bền đẹp (nay mầu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như mầu trắng, mầu đỏ, mầu đen... được chế từ chất liệu tự nhiên) rất thanh thoát, nhẹ nhàng.

Nét đặc trưng nổi bật trong trang trí gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, mà người Phù Lãng quen gọi là chạm kép các đề tài: tứ linh, nghê, hạc, mặt hổ phù, chữ Thọ, hồi văn, cánh sen, sóng nước... [19]

Đối với những sản phẩm được sản xuất đại trà như gốm dân dụng, người Phù Lãng rất ít trang trí. Tuy nhiên, gốm Phù Lãng có ưu thế ở chất men màu tự nhiên, bền và lạ, dáng gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất và đậm nét điêu khắc.

Hiện nay, đồ gốm dùng trong tín ngưỡng dân gian Phù Lãng vẫn còn hiện diện trong một số di tích lịch sử ở châu thổ sông Hồng như các đình, đền, chùa... Đây là những sản phẩm có giá trị vô cùng to lớn trong việc bảo tồn, giữ gìn sắc thái, diện mạo độc đáo của làng nghề Phù Lãng nói riêng và diện mạo văn hóa cổ truyền Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 39 - 41)