Về công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 85 - 86)

6. Bố cục khóa luận

2.6.5. Về công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích

Trong giai đoạn 2001 - 2010, công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở Bắc Ninh đã được tăng cường, kịp thời có các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, đề án về phát triển du lịch; tích cực hỗ trợ, định hướng các cơ sở kinh doanh du lịch cả về thực hiện pháp luật cũng như yêu cầu nguồn nhân lực gắn liền với chất lượng sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ hoạt dộng tuyên truyền quảng bá và tạo điều kiện thuận lợi, đúng luật cho các hoạt động kinh doanh.

Tính đến nay hầu hết các di tích xếp hạng trên địa bàn tỉnh đã thành lập Ban quản lý di tích cơ sở, các di tích đều treo bảng, biểu gồm: bảng giới thiệu tóm tắt giá trị lịch sử di tích, quyết định xếp hạng di tích; bảng khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích; nội quy bảo vệ di tích, biển chỉ dẫn vào di tích.

Công tác tu bổ, tôn tạo di tích cũng đạt nhiều thành tựu và kết quả quan trọng. Với việc thành lập các Ban quản lý di tích, đất đai di tích được bảo vệ; các công trình kiến trúc, các nguồn tài liệu cổ vật được bảo quản, lưu giữ phục vụ cho công tác nghiên cứu và giáo dục truyền thống; các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội diễn ra trong di tích được bảo quản, tôn trọng. Tuy nhiên, Bắc Ninh vẫn chưa xây dựng được đề án về quy hoạch tu bổ, tôn tạo di tích mang tính tổng thể; một số địa phương khi tu sửa di tích không tuân thủ theo sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, còn xây dựng tùy tiện không đúng vị trí của di tích, thậm chí còn làm mất cảnh quan, môi trường vẻ đẹp chung của di tích...

Ngoài ra, hoạt động của các Ban quản lý di tích, nhất là các Ban quản lý di tích ở cơ sở hiện còn nhiều lung túng và kém hiệu quả. Sự hạn chế trên do nhiều nguyên nhân: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn hạn chế, việc chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên còn thiếu sâu

sắc, quy chế hoạt động của các Ban quản lý còn nhiều bất cập, thiếu cụ thể, trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của thành viên Ban quản lý còn nhiều yếu kém, vấn đề quy định quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn của người quản lý trực tiếp di tích còn chưa rõ ràng. Ngay như khu di tích tiêu biểu Văn Miếu Bắc Ninh, cho đến nay vẫn chưa xác định một cách rõ ràng trên văn bản nhà nước Uỷ ban nhân dân Thành phố Bắc Ninh, hay Uỷ ban nhân dân phường Đại Phúc là đơn vị quản lý Nhà nước… Những nguyên nhân trên dẫn đến hoạt động của các Ban quản lý di tích ở cơ sở kém hiệu quả, do đó việc phát huy giá trị của di tích vào hoạt động của du lịch còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)