Các biện pháp bảo tồn, tôn tạo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 92 - 94)

6. Bố cục khóa luận

3.1.1.2.Các biện pháp bảo tồn, tôn tạo

Một trong những nội dung và phương thức hoạt động chủ yếu của ngành du lịch là tuyên truyền, giới thiệu quảng bá về tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội và truyền thống, bản sắc văn hóa của đất nước, quê hương thông qua các cuộc tham quan của du khách tại các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Vì vậy, vấn đề bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích không chỉ nhằm bảo tồn di sản văn hóa mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy mạnh các hoạt động du lịch, đóng góp thiết thực và có hiệu quả to lớn vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước. Tuy vậy, việc quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa trong việc đẩy mạnh các hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế cần được khắc phục. Để góp phần phát huy hơn nữa vai trò của việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trong việc phát triển du lịch, có thể thực thi một số biện pháp sau:

Việc đầu tiên cần làm là phải tuyên truyền và phát động nhân dân nơi có di tích chấp hành tốt Luật Di sản văn hóa và các văn bản dưới luật; chú trọng tới công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị du lịch ở từng điểm di tích. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch chịu trách nhiệm tuyên truyền quảng bá chung hình ảnh của tỉnh; Ban quản lý di tích mỗi điểm có nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá để làm

nổi bật sức hút từ giá trị các di tích lịch sử tiêu biểu tới rộng rãi du khách trong và ngoài nước.

Việc thứ hai là phải hướng dẫn cộng đồng dân cư nơi có di tích có trách nhiệm tham gia gìn giữ, bảo vệ di tích đồng thời tập huấn cho họ kiến thức nhất định về du lịch, từ đó chính mỗi người dân có thể tham gia phục vụ khách từ việc giao tiếp, ứng xử đến hướng dẫn tham quan cũng như tham gia đầu tư các dịch vụ phục vụ khách nhằm huy động nguồn lực tại chỗ góp phần xây dựng thương hiệu du lịch của từng điểm đến.

Thứ ba, xây dựng quy chế gắn với chế độ cho người trông coi, quản lý trực tiếp tại di tích, đồng thời hàng năm tăng thêm kinh phí hỗ trợ các di tích tu bổ, chống xuống cấp để khuyến khích toàn dân và các tổ chức xã hội tham gia vào việc trùng tu, tôn tạo bảo tồn di tích và tham gia đầu tư các dịch vụ phục vụ khách.

Thứ tư, tăng cường quản lý Nhà nước đối với bảo tồn di tích, kiên quyết xử lý các vi phạm làm tổn hại đến di tích. Tập trung giải quyết dứt điểm và coi trọng những vụ việc vi phạm nghiêm trọng ở các di tích cấp quốc gia. Đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành, liên cơ quan để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển và cần có sự thống nhất quản lý Nhà nước, những quy định, quy trình và nội dung, hướng dẫn tham quan, nghiên cứu các di tích cũng như việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích.

Thứ năm, xây dựng phong trào quần chúng tham gia vào các hoạt động bảo vệ di tích theo hướng xã hôi hóa sâu rộng. Chú trọng tuyên truyền, thu hút thế hệ trẻ đến với di sản văn hóa dân tộc nói chung và di tích nói riêng. Họ phai trở thành lực lượng nòng cốt trong việc bảo tồn phát huy giá trị của di tích.

Thứ sáu, khuyến khích người dân địa phương tham gia vào các hoạt động khai thác du lịch, thông qua việc cấp giấy phép cho các hộ tham gia kinh doanh tại chỗ có sự quản lý của cơ quan nhà nước.

Thứ bảy, xã hội hóa công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. Biện pháp này đã được các địa phương áp dụng có hiệu quả. Điển hình như phường Đình Bảng (thị xã Từ Sơn) trong việc tu dựng lại các công trình của đền

Đô, đển Rồng; phường Vũ Ninh (thành phố Bắc Ninh) trong việc phục dựng lại các công trình đền Cổ Mễ - tức đền Bà Chúa Kho.

Thứ tám, hàng năm nên dành một phần kinh phí cho cơ quan chuyên môn tổ chức mở lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ bảo tồn và hướng dẫn thuyết minh viên cho các huyện, thị có di tích tiêu biểu trên địa bàn. Đầu tư kinh phí cho những hoạt động hướng dẫn viên di tích như: loa đài, trang phục, những trang thiết bị tác nghiệp khác.

Thứ chín, xây dựng một đội ngũ hướng dẫn viên đông đảo từ tỉnh xuống các địa phương. Để có đội ngũ hướng dẫn viên đông đảo, ngoài biên chế của cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương (huyện, thị xã, phường) có di tích tiêu biểu, nên có (01 - 02) biên chế là hướng dẫn viên di tích; đồng thời kết hợp với mở rộng các hợp đồng hướng dẫn viên du lịch. Các hướng dẫn viên này ngoài kiến thức về lịch sử, văn hóa dân tộc, trình độ chuyên môn du lịch và hơn thế nữa phải có trình độ ngoại ngữ, đáp ứng khả năng diễn giải, chuyển tải nội dung giới thiệu giá trị di tích cho khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, cần thiết tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức làm du lịch.

Thứ mười, cần sớm thành lập Trung tâm xúc tiến du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, xây dựng trung tâm thành một cơ quan chuyên trách và có nguồn nhân lực chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu thị trường xây dựng sản phẩm du lịch.

Cuối cùng, cần thiết lập sự liên kết chặt chẽ giữa Ban quản lý di tích, Bảo tàng tỉnh, Hội cổ vật Bắc Ninh và Hiệp hội du lịch tỉnh để có sự thống nhất phát huy các nguồn lực trong hoạt động đầu tư, trùng tu, bảo tồn di tích, trưng bày và khai thác các giá trị của di tích trong hoạt động du lịch. Đồng thời việc tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, ngân sách của tỉnh cho bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa cũng là một việc cấp thiết nên làm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 92 - 94)