Về khách du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 82 - 83)

6. Bố cục khóa luận

2.6.1.Về khách du lịch

Khách du lịch đến Bắc Ninh chủ yếu là đi và về trong ngày, số lượng khách lưu trú qua đêm còn ít với thời gian lưu trú trung bình ngắn khoảng 1,2 ngày, một phần là do Bắc Ninh khá gần với thủ đô Hà Nội (cách 30km). Mặt khác, do tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch chưa được chú trọng xây dựng quảng bá nên chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và khai thác tối đa khả năng thanh toán của khách du lịch.

Lượng khách du lịch đến Bắc Ninh trong giai đoạn 2001 - 2010 có xu hướng ngày càng tăng, mức tăng trưởng bình quân là là 13,8%, vượt 8,8% so với chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Sau đây là bảng tổng lượng khách du lịch đến với Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010.

Bảng 7. Tổng lƣợng khách đến du lịch Bắc Ninh (Giai đoạn 2001 - 2010) ĐVT: Lƣợt khách Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Khách QT 1.500 1.700 1.900 2.200 3.076 4.500 5.559 6.971 7.796 8.155 Khách NĐ 36.500 40.924 45.949 51.086 58.100 69.115 97.695 121.588 144.615 188.336 Tổng cộng 38.000 42.624 47.849 53.268 61.176 73.615 103.254 128.559 152.411 196.491

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh chủ yếu là khách Trung Quốc, Mỹ, Bỉ, Hà Lan và một số khác thuộc khu vực Đông Nam Á. Lượng khách này chủ yếu do các công ty lữ hành quốc tế của các trung tâm du lịch lớn như thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh tổ chức. Còn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Bắc Ninh chưa chủ động tổ chức đưa và đón khách quốc tế.

Mục đích của khách du lịch nội địa đến với Bắc Ninh chủ yếu là mục đích tâm linh kết hợp với tham quan di tích, lễ hội (70%). Một phần khách đến với những mục đích khác như: Tham quan làng nghề truyền thống (10%), thăm thân (15%), mục đích khác (5%). Số lương khách đến với Dân ca Quan họ Bắc Ninh gần đây có xu hướng gia tăng. [9, 30]

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 82 - 83)