Chèo Chải hê

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 34 - 35)

6. Bố cục khóa luận

1.2.3.1. Chèo Chải hê

Từ xa xưa người dân Lũng Giang và Tam Sơn đã sáng tạo ra một loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đậm chất tín ngưỡng kể về công lao nuôi dưỡng của cha mẹ và lòng hiếu thảo của con cái gọi là chèo Chải Hê (chèo thập nhị tứ hiếu).

Theo tài liệu của nhiều nhà nghiên cứu, nghệ thuật chèo Chải Hê được bắt nguồn từ tục kết chạ của hai làng Quan họ Lũng Giang - Tam Sơn. Chuyện kể rằng vào thời Cảnh Hưng (1730 - 1786), viên quan cai trị trong vùng ra lệnh cho mỗi làng phải làm một ngôi đình để thờ thần bản thổ. Dân làng Lũng Giang lên rừng đẵn gỗ về làm đình, trên đường về qua làng Tam Sơn, không may qua sông mắc cạn, được nhân dân làng Tam Sơn ra kéo giúp. Từ đó sinh ra tục kết chạ Lũng Giang-Tam Sơn. Sau khi khánh thành ngôi đình, hàng năm nhân dân hai làng qua lại thăm nhau khi hiếu hỉ từ đó sinh ra hát chèo Chải Hê. [19]

Kết cấu của vở chèo chia làm hai phần rõ rệt: Phần một, kể chuyện về sáu người con hiếu thảo rút từ tích truyện Nhị thập tứ hiếu (tích truyện của Trung Quốc kể về 24 người con hiếu thảo: Bắt cá, hái rau, đánh hổ cứu cha, đi rừng đẵn gỗ về tạc tượng mẹ…); Phần hai, nói tới câu chuyện xung quanh con thuyền. Khi hát bốn người nhà cái ngồi phía trên cùng vài người khác chơi trống mõ. Sáu người nhà con phía dưới, cởi trần, đóng khố, mỗi người cầm một roi (gậy) dài khoảng 1,2 m, giữa sơn son, hai đầu sơn vàng, buộc chỉ ngũ sắc, khi diễn xướng điệu múa quyện với lời ca, tiếng trống, mõ tạo nên không gian văn hóa tươi tắn, sinh động.

Năm 1975, sau khi về thực tế ở Lũng Giang nhiều năm, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thu (Cục biểu diễn nghệ thuật) đã viết: “Về phương diện nghệ thuật, chèo Chải Hê đã kết tinh được những điệu hát rắn khoẻ, cùng những bài hát lao động, chèo thuyền, những câu hát huê tình đậm đà duyên dáng. Về vũ đạo, có lẽ đây là một trong những nguồn vũ đạo của người Việt. Ngoài ra nó còn là một nguồn tài liệu về dân tộc, sử học, xã hội học, tôn giáo học đáng quý” [27].

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)