Thực trạng khai thác du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 46 - 47)

6. Bố cục khóa luận

2.1. Thực trạng khai thác du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh

Được coi là xứ sở của đình, đền, chùa và lễ hội, tỉnh Bắc Ninh có trên 1.259 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 191 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 237 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích đó đã và đang là thành tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung, bởi hàm chứa trong đó là những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc đặc trưng của dân tộc qua các giai đoạn phát triển.

Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, các nhà quản lý và các nhà khoa học, nhiều di tích trên địa bàn tỉnh đã gìn giữ được các giá trị truyền thống, khuôn viên, cảnh quan được tôn tạo khang trang, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời mở ra triển vọng lớn để phát triển ngành kinh tế du lịch Bắc Ninh.

Tuy nhiên, do các di tích lịch sử văn hóa có số lượng lớn và được phân bổ rộng ở 8 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, nhiều di tích có lịch sử xây dựng cách đây hàng nghìn năm, đến nay đã và đang xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhận thức của nhân dân một số địa phương về công tác bảo vệ di sản nói chung còn nhiều hạn chế, ở một số di tích vẫn còn hiện tượng bị lấn chiếm đất, công tác trùng tu, tôn tạo di tích thiếu kinh phí... đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý, trùng tu và bảo tồn di tích. Mặt khác việc phát huy giá trị của các di tích thông qua hoạt động du lịch hiện nay thiếu các giải pháp hiệu quả, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa công tác quản lý, bảo tồn và tổ chức các hoạt động du lịch. Tại các di tích vẫn còn hạn chế về mở rộng hợp tác, kết nối với các công ty du lịch lữ hành để xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn, chưa có lực lượng thuyết minh viên chuyên nghiệp, sản phẩm lưu niệm còn nghèo nàn, thiếu bến, bãi đỗ xe, khu vệ sinh..., các thông tin về di tích tới du khách còn chưa nhiều, lao động tham gia vào các hoạt động du lịch của địa phương có số lượng rất ít. Do đó có thể thấy mặc dù có rất nhiều tiềm năng, các điểm di tích

lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh còn thiếu tính chủ động và khả năng sẵn sàng đón khách.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)