Thực trạng khai thác ẩm thực Bắc Ninh trong du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 80 - 82)

6. Bố cục khóa luận

2.5. Thực trạng khai thác ẩm thực Bắc Ninh trong du lịch

Trong lịch sử tồn tại và phát triển, Bắc Ninh luôn có sự giao lưu văn hóa lien tục và thường xuyên với các vùng trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội nên văn hóa Bắc Ninh nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng rất đa dạng về món ăn và cách thức chế biến. Có thể nói ẩm thực Bắc Ninh rất hấp dẫn đối với du khách. Tuy nhiên việc khai thác ẩm thực trong du lịch ở Bắc Ninh còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hiện có.

Hiện nay đã có nhiều nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đưa các món ẩm thực truyền thống như bánh phu thê, bánh tẻ… vào thực đơn của nhà hàng, khách sạn mình. Nhưng hầu hết các nhân viên phục vụ ở đây mới chỉ mang món ăn ra và mời khách, chứ chưa có hoạt động giới thiệu về ẩm thực của quê hương cũng như cách thức thưởng thức. Vì vậy mà hầu hết du khách chỉ cảm nhận được đó là một món ăn đơn thuần chứ chưa thấy hết được giá trị nhân văn sâu sắc hàm chứa trong đó. Nếu như trước khi mời khách thưởng thức các món ăn đặc sản của quê hương, nhân viên các nhà hàng, khách sạn dành một chút thời gian để giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của món ăn và quan trọng hơn là ý nghĩa của từng món ăn thì có thể xem đó là mọt trong những một cách thức quảng bá hữu hiệu nhất chop ẩm thực của Bắc Ninh.

Hơn nữa đã gọi là món ăn truyền thống thì cũng phải có nhà hàng truyền thống mang phong cách của miền quê quan họ. Nhưng trên thực tế hầu hết các

nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa khai thác thế mạnh này của tỉnh vào phong cách kiến trúc cũng như trang trí nội thất bên trong. Theo ý kiến riêng của người viết thì các nhà hàng, khách sạn này bên cạnh phần hiện đại nên có những khu vực riêng cho quê hương quan họ, chẳng hạn như thay những bức tranh phong cảnh hiện đại bằng những bức tranh dân gian Đông Hồ, những bình hoa thủy tinh nên thay bằng những sản phẩm của làng gốm Phù Lãng…, như vậy sẽ thể hiện được bản sắc truyền thống của quê hương hơn.

Bên cạnh đó, mặc dù các món ăn truyền thống đã được đưa vào khai thác, đã nổi tiếng không chỉ ở tỉnh mà còn lan rộng đến thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước nhưng việc khai thác nhìn chung còn nhỏ lẻ. Có một thực trạng là người sản xuất những đặc sản dân gian truyền thống chưa biết chào mời tiếp thị, hơn nữa họ cũng chưa dám sản xuất đại trà vì lo ế sẽ cụt vào vốn gốc. Tiêu biểu như bánh tẻ làng Chờ, nếu muốn có bánh dùng trong cỗ lễ, hội nghị hay làm quà biếu, khách hàng lại phải tìm vào tận nhà người sản xuất đặt trước đó ít ngày chứ người sản xuất không có sẵn. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là người sản xuất phải đổi mới tư duy kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, dám mạnh dạn mở mang tiếp thị sản phẩm của mình với thị xã tỉnh lỵ, các huyện bạn, dần lan rộng đến thủ đô và xa hơn nữa...

Bánh Phu Thê ở Đình Bảng cũng vậy, người dân nơi đây vừa sản xuất vừa mang đi tiêu thụ chứ chưa có hoạt động quảng bá hay giới thiệu đặc sản quê hương. Ở quanh khu vực đền Đô có rất nhiều quán bán bánh Phu Thê nhưng hầu hết du khách chỉ biết đây là món bánh đặc sản của vùng Kinh Bắc chứ chưa hiểu hết giá trị của bánh. Thiết nghĩ tại sao hướng dẫn viên du lịch tại đền Đô sau khi giới thiệu về di tích lại không giới thiệu về ý nghĩa văn hóa của món bánh đặc sản này?

Để các đặc sản ở Bắc Ninh không chỉ đơn thuần là một món ăn mà sẽ trở thành thứ khoái khẩu không thể thiếu đối với khách hàng trong các nhà hàng khách sạn, tỉnh Bắc Ninh cần chú trọng hơn nữa tới công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Chính quyền địa phương cần quan tâm, đầu tư hơn nữa đối với các làng nghề này để khi nhắc tới Bắc Ninh, du khách không chỉ nghĩ tới quan

họ, tới hội Lim mà du khách còn biết nơi đây có bánh Phu Thê - Đình Bảng, bánh tẻ làng Chờ, Nem Bùi - Ninh Xá. Cũng giống như khi nhắc tới Hải Dương người ta nhớ ngay tới bánh đậu xanh, nhắc tới Huế là nhớ về Cơm Hến…

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)