Định hướng bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 90 - 92)

6. Bố cục khóa luận

3.1.1.1. Định hướng bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa

Các di tích lịch sử văn hóa là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng để khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa ở Bắc Ninh bởi lịch sử lâu đời cũng như những giá trị văn hóa nghệ thuật và tâm linh sâu sắc. Tuy nhiên, trải qua thời gian và những biến động của lịch sử, rất nhiều di tích hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng. Do đó, để có thể tiếp tục khai thác các di tích này phục vụ phát triển du lịch một cách lâu dài, điều cần làm trước hết là phải chú trọng đến công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa đó với những định hướng mang tính chiến lược. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn di tích với việc phát triển du lịch văn hóa Bắc Ninh, Sở văn hóa thể thao và du lịch Bắc Ninh đã đề ra một số định hướng nhằm giúp cho công tác này đạt được hiệu quả cao nhất.

Thứ nhất, cần phải gắn việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích với các mục tiêu xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có du lịch. Đây là một nội dung quan trọng trong các đề án quy hoạch, chương trình xây dựng, phát triển kinh tế dài hạn, ngắn hạn và hàng năm của tỉnh, nhằm bảo tồn và khai thác các giá trị của các di tích, phục vụ sự nghiệp xây dựng tỉnh Bắc Ninh giầu mạnh. Thứ hai, tỉnh cũng chủ trương phát động và thực hiện có hiệu quả việc xã hội hóa nhằm huy động sự tham gia của toàn dân, sự đóng góp của tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp du lịch, các nhà hảo tâm vào sự nghiệp bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Thứ ba, việc gắn kế hoạch trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh với quy hoạch điểm du lịch, gìn giữ, xây dựng môi trường sinh thái - nhân văn bền vững của từng địa phương và của toàn tỉnh cũng là một trong những chiến lược quan trọng cần làm ngay.

Thứ tư, để công tác bảo tồn không bị sai phạm, biến tướng, hoặc bị thực hiện bởi những người không có chuyên môn về lĩnh vực này, tỉnh Bắc Ninh quán triệt thực hiện nghiêm túc “Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành (Quyết định số 05/2003/QĐ - BVHTT, ngày 6/2/2003). Cụ thể là:

1. Đối tượng bảo tồn, tôn tạo phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể của I tích và dự án chi tiết được cơ quan chuyên môn thẩm định và nhà nước phê duyệt.

2. Việc tu bổ, tôn tạo phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể của di tích và dự án chi tiết được cơ quan chuyên môn thẩm định và nhà nước phê duyệt.

3. Tiếp tục đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, các di tích có giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt nhằm đưa các di tích này trở thành một sản phẩm văn hóa hoàn chỉnh, đủ khả năng khai thác phát triển du lịch.

4. Trong quá trình tu bổ, tôn tạo phải tôn trọng và giữ gìn các thành tố nguyên gốc của di tích, hạn chế tối đa sự thay thế, ưu tiên vận dụng các quy trình kỹ thuật thi công truyền thống, sử dụng các chất liệu truyền thống phù hợp với di tích.

5. Thực hiện nghiêm túc sự quản lý của cơ quan nhà nước, sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan chuyên môn trong việc tu bổ tôn tạo di tích.

Có thể nói, điều quan trọng trong việc tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch và các nhu cầu về nghiên cứu, bảo tồn di sản là phải lưu giữ, bảo quản hồ sơ tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích ở cơ quan chuyên môn, đồng thời tại mỗi di tích được tu bổ, phục dựng phải có những hình thức giới thiệu rộng rãi cho công chúng và khách tham quan du lịch những vấn đề: di tích và hiện vật nguyên gốc; những thành phần được gia cố, tôn tạo; những công trình được phục hồi, làm mới; những tài liệu hiện vật được cho phép bổ sung…

Ở hầu hết những di tích lịch sử văn hóa, người xưa đã làm khá tốt về những vấn đề trên qua việc ghi chép trên bia đá, hoành phi câu đối, sắc phong, thần tích và cả trên các bộ phận kiến trúc. Làm như vậy khiến người đời sau và

nhất là khách tham quan du lịch và người nghiên cứu không bị nhầm lẫn, tránh được những phản ứng tiêu cực khi phát hiện việc tu bổ, tôn tạo ở một số di tích thực hiện một cách cẩu thả, tùy tiện, thiếu tôn trọng khách tham quan du lịch.

Ngoài ra, việc tu bổ, tôn tạo di tích phải tuân thủ quy trình sau: nghiên cứu tư liệu và khảo sát hiện trạng - xây dựng dự án và thiết kế kỹ thuật - dự toán - thẩm định - phê duyệt - thi công dưới sự giám sát của nhà chuyên môn và duy trì nhật ký công trình - nghiệm thu - hoàn chỉnh hồ sơ tu bổ.

Làm tốt công tác tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa sẽ góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch, ngược lại hoạt động du lịch góp phần thu hút đông đảo công chúng tiếp cận và hưởng thụ các giá trị di sản văn hóa trên cơ sở đó, khích lệ việc sáng tạo các giá trị văn hóa mới, đồng thời đóng góp trí tuệ, công sức và kinh phí cho việc bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Bắc Ninh. [9, 87]

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở bắc ninh (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)