Theo đánh giá cho thấy ở Việt Nam, do tính chất đặc thù của nền sản xuất nhỏ lẻ, nhiều tầng lớp trung gian trong chuỗi sản xuất, lưu thông và phân phối nguyên liệu nên việc áp dụng truy xuất nguồn gốc là một vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp.
Giữa năm 2004, EU áp dụng quy định 178/2002/EC trong đó điều 18 bắt buộc các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phải xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc. Vì vậy bộ thủy sản (cũ) đã yêu cầu NAFIQAVED phải “Xây dựng quy định danh mục tên thương mại và thiết lập hệ thống mã hóa phục vụ cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản ở Việt Nam”. Tuy đã có quy định trên nhưng việc thực hiện truy xuất nguồn gốc trong ngành thủy sản vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ.
Trước những yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu, một số doanh nghiệp đã bắt đầu hướng đến việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc riêng áp dụng cho riêng mình, nhưng do thiếu tính pháp lý và các tài liệu liên quan nên việc truy xuất nguồn gốc vẫn mang nặng tính tự phát và đối phó. Việc áp dụng này chưa đúng cách nên hiệu quả mang lại không cao. Việc truy xuất nguồn gốc có liên quan đến việc ghi nhãn sản phẩm,
nhiều trường hợp ghi nhãn không đúng theo quy định và thông tin không chính xác nên gây khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc.
Để có thể xây dựng được một hệ thống truy xuất nguồn gốc phù hợp với những điều kiện hiện nay thì trước hết cần có sự thu thập những thông tin về thực trạng hiện tại của các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và phân phối sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Từ những thực trạng đó sẽ đề ra nhũng biện pháp nhằm khắc phục và xây dựng những quy định phù hợp cho việc áp dụng truy xuất nguồn gốc.
2.7.2.1. Truy xuất nguồn gốc trong hoạt động khai thác biển:
Hiện nay đa phần các tàu khai thác thủy sản của Việt Nam có công suất nhỏ, chủ yếu đánh bắt trong khu vực ven bờ với phương tiện đánh bắt thô sơ và bảo quản nguyên liệu yếu kém nên chất lượng nguyên liệu giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, có rất ít sự ghi chép về quá trình đánh bắt, phân loại và bảo quản. Cuối năm 2008, việc yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc đã làm cho nhiều ngư dân và doanh nghiệp lúng túng. Thị trường Châu Âu là một trong ba thị trường lớn nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam, chiếm 27-35% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chính vì vậy khi có quyết định EC 1005/2008 đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam có sự lo lắng vì chưa có nhiều thông tin hay tài liệu nghiên cứu kỹ về vấn đề này.
Theo quy định này, tất cả lô hàng hải sản muốn vào được thị trường EU đều phải chứng minh nguồn gốc (vùng biển khai thác, tàu khai thác…quy định điều tiên quyết để nhập khẩu sản phẩm thủy sản vào EU là phải có chứng nhận về tính hợp pháp của sản phẩm). Sự kiện này khiến rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam băn khoăn lo lắng.
Hiệp hội Vasep cho biết, hiện tại hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy hải sản đều thu mua nguyên liệu qua các chủ vựa, thương lái tại các cảng cá chứ không
động ngoài khơi còn bán hải sản ngay trên biển cho các tàu dịch vụ chứ không cần về bến. Một phần cũng do nghề cá Việt Nam quy mô nhỏ, khó quản lý giám sát, nhà nước lại chưa có quy định nghiêm ngặt về mùa vụ, ngư trường đánh bắt theo mùa. Do vậy, việc bắt buộc doanh nghiệp ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đánh bắt theo quy định của EU là không dễ.
Quy :
- , không báo cáo, khôn
3.1 của Quy p, không báo
cáo, không theo quy
khai thác; khai t . Khai thá
không hợp pháp .
- ; đ
được từ hành vi vi phạm…
thác hợp pháp do Quy (catch certification scheme).
Theo quy định 12 chương III của Quy
, cá cảnh, hàu, sò, tra ( xuất khẩu : t , mô lục I của Quy
nh . Theo quy . Quy , quy thác hợp pháp , tra h 1005/2008 của EU.
2.7.2.2. Truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng thủy sản:
Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam mang tính tự phát cao, mặc dù diện tích nuôi tăng nhanh nhưng quy mô nuôi ở từng cơ sở nuôi còn nhỏ lẻ, không theo quy hoạch và tồn tại nhiều hình thức nuôi nên rất khó để quản lý nhằm đạt tính đồng nhất về nguyên liệu. Hiện trạng này cũng gây khó khăn cho việc đánh số, mã hóa cho từng vùng nuôi nhằm thực hiện truy xuất nguồn gốc nguyên liệu.
Hiện nay, ở nước ta đang tiến hành thực hiện quy trình nuôi theo GAP vì vậy sẽ có cơ sở để tiến hành việc truy xuất nguồn gốc một cách đồng bộ và dễ dàng hơn. Với việc thực hiện chương trình này thì yêu cầu chủ cơ sở nuôi phải ghi rõ về nơi cung cấp con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh, nhật ký nuôi… điều này cho phép truy xuất đến tận khâu cung cấp con giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh.
2.7.2.3. Truy xuất nguồn gốc trong hệ thống cung cấp nguyên liệu: [20]
Hình 2.7 : Kênh cung cấp nguyên liệu.
- Với kênh số 1: ở kênh này thì 91% cá từ các vùng nuôi được bán trực tiếp đến nhà máy hay thông qua người giới thiệu. Hầu hết các nhà máy ký hợp đồng với chủ nuôi để đảm bảo số lượng và chất lượng nguyên liệu, trong trường hợp này, việc truy xuất nguồn gốc trở nên dễ dàng hơn.
- Với kênh số 2: cá thu hoạch từ những vùng nuôi nhỏ hay cá quá lớn hoặc quá nhỏ được bán cho các lái buôn. Họ sẽ tiến hành phân loại thành nhiều cỡ và hạng chất lượng. Trong trường hợp các nhà máy cần nguồn nguyên liệu để đảm bảo hợp đồng thì họ sẽ sẵn sàng thu mua. Điều này rất nguy hiểm vì chất lượng và nguồn gốc của nguyên liệu không được kiểm soát. Trong trường hợp này, việc truy xuất nguồn gốc dường như không thể thực hiện được vì nó quá phức tạp.
2.7.2.4. Truy xuất nguồn gốc trong các cơ sở chế biến:
Hiện nay, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản ở các doanh nghiệp chủ yếu mang tính tự phát và hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Điều này là do sự thiếu các điều luật quy định về việc áp dụng truy xuất nguồn gốc và thiếu các tài liệu liên quan. Ngoài ra, do doanh nghiệp chưa thấy rõ trách nhiệm trong việc quản lý nguồn gốc lô hàng, biểu hiện rõ nhất có thể thấy ở nội dung nhãn ghi trên sản phẩm.
Theo quy định về thông tin bao bì của Việt Nam (Quyết định 01/2008/QD-BNN về ghi nhãn hàng hóa) thì :
a) Nhãn hàng hóa trên các bao bì của sản phẩm cá đông lạnh thực hiện theo quy định của Việt Nam (đối với sản phẩm tiêu thụ trong nước) và yêu cầu của nước Vùng nuôi Nhà chế biến Phân phối Thị trường xuất khẩu
nhập khẩu (đối với sản phẩm xuất khẩu) với điều kiện yêu cầu không làm sai lệch bản chất hàng hóa và không trái quy định của Việt Nam.
b) Ngoài quy định của Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu, nội dung thể hiện trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải có đầy đủ và chính xác các thông tin sau đây :
- Khối lượng thực của cá (khối lượng tịnh);
- Khối lượng tổng của sản phẩm (bao gồm cá, nước mạ băng, bao bì) hoặc tỷ lệ nước mạ băng sản phẩm so với khối lượng tịnh.
Trích dẫn công văn 272/CLTY-CL hướng dẫn thực hiện Quyết định 01/2008/QĐ-BNN về ghi nhãn hàng hóa.
STT Nội dung Yêu cầu nhãn ghi
1 Tên sản phẩm (tên thương mại và tên khoa học của loài cá)
- Ghi trên bao gói nhỏ và trên bao gói lớn của sản phẩm.
- Rõ ràng, dễ đọc, không nhòe nước, không tẩy xoá. - Với hàng xuất khẩu thì ghi bằng tiếng Anh, hoặc tiếng của nước nhập khẩu.
- Căn cứ xác lập các nội dung ghi nhãn bắt buộc ( theo quy định của Việt Nam, Codex, một số nước nhập khẩu cá đông lạnh chủ yếu) được trình bày ở phụ lục 3.
- Tên thương mại và tên khoa học (Latin) của cá Tra-Basa được quy định tại phụ lục 4. Trường hợp xuất đi các thị trường khác (không có tên nêu tại phụ lục 4) thực hiện theo quy định của Việt Nam. 2 Khối lượng tịnh
3 Ngày, tháng, năm sản xuất hoặc hạn sử dụng
4 Mã số chất lượng của doanh nghiệp do NAFIQAD cấp
5 Tên nhà sản xuất/ nước sản xuất
Hiện nay các doanh nghiệp khi xuất hàng hóa sang thị trường lớn như: EU, Mỹ, Canada, Thụy Sỹ… phải thực hiện việc ghi nhãn một cách nghiêm ngặt. Chính sự quản lý thông tin một cách chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều thị trường không yêu cầu cao về việc ghi nhãn hàng hóa, thậm chí vẫn có những trường hợp nhãn sản phẩm để trắng hoặc thông tin ghi trên nhãn còn thiếu và chưa chính xác ( HongKong, Đài Loan và một số nước ASEAN ).