Chương 3: Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu
DANH MỤC CÁC HÓA CHẤT, KHÁNG SINH HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH THỦY SẢN
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)
Tính trong động, thực vật dưới nước, lưỡng cư và sản phẩm động, thực vật dưới nước, lưỡng cư .
TT Tên hóa chất, kháng sinh Dư lượng Tối đa (ppb)* 1 Amoxicillin 50 2 Ampicillin 50 3 Benzylpenicillin 50 4 Cloxacillin 300 5 Dicloxacillin 300 6 Oxacillin 300 7 Oxolinic Acid 100 8 Colistin 150 9 Cypermethrim 50 10 Deltamethrin 10 11 Diflubenzuron 1000 12 Teflubenzuron 500 13 Emamectin 100
16 Tylosin 100 17 Florfenicol 1000 18 Lincomycine 100 19 Neomycine 500 20 Paromomycin 500 21 Spectinomycin 300 22 Chlortetracycline 100 23 Oxytetracycline 100 24 Tetracycline 100 25 Sulfonamide (các loại) 100 26 Trimethoprim 50 27 Ormetoprim 50 28 Tricainemethanesulfonate 15-330
Bảng 3.2: Danh mục các hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng
trong sản xuất kinh doanh thủy sản.
3.2.1.3. Nguồn gốc kháng sinh trong sản phẩm thủy sản:
Kháng sinh là một chỉ tiêu được kiểm tra rất kỹ đối với nguyên liệu trước khi vào nhà máy để chế biến và trong sản phẩm trước khi xuất khẩu ra thị trường. Tuy nhiên, hàng năm theo thống kê vẫn thấy có nhiều lô hàng bị trả về hay bị thiêu hủy do phát hiện thấy có sự tồn tại của kháng sinh trong sản phẩm ở mức quá cho phép hay không được có trong sản phẩm. Có hai con đường chính dẫn đến trong sản phẩm có tồn tại kháng sinh cấm đó là từ nguyên liệu và từ nhiễm chéo. Vậy câu hỏi đặt ra là kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản với mục
đích gì và tại sao với mức độ kiểm tra kỹ lưỡng đến như vậy mà mối nguy về kháng sinh vẫn là mối nguy đáng kể.
Hiện nay, ở khu vực sông Mekong việc thả nuôi cá Tra trở nên bùng phát một cách nhanh chóng với sự tăng cả về diện tích nuôi và số lượng nuôi. Chính việc tăng một cách đột ngột này gây ra tình trạng khan hiếm con giống tốt. Các chủ nuôi cá giống chủ yếu lấy con giống bố mẹ chưa đúng thời điểm để sinh sản, sinh sản quá nhiều hay giống bố mẹ lấy từ các dòng gần nhau nên cho ra lứa con giống có sức đề kháng thấp hơn so với việc nhân giống theo đúng yêu cầu. Khi con giống có sức đề kháng thấp chúng dễ mắc bệnh nên người nuôi phải dùng đến kháng sinh để chữa bệnh cho cá là điều tất yếu.
Nguyên nhân tiếp theo là việc nuôi cá với mật độ quá cao, nước trong ao bị ô nhiễm do cho cá ăn quá mức để rồi dư thừa thức ăn, các mạch nước ngầm bị nhiễm bẩn do số lượng vùng nuôi quá nhiều và do vệ sinh ao hồ không kỹ. Tất cả điều này là cho môi trường nước trong ao nuôi bị bẩn, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển nên làm cho cá bị bệnh.
Việc sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi, không theo chỉ dẫn, không đúng cách làm cho vi khuẩn trở nên kháng thuốc và kháng sinh tích tụ trong cơ thể cá. Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên hay không nên bổ sung kháng sinh trong thức ăn như chất kích thích sinh trưởng, nhưng thực tế cho thấy rằng việc bổ sung kháng sinh vào trong thức ăn thủy sản đem lại nhiều lợi ích:
- Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho vật nuôi thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi bất thường về cơ cấu và loại nguyên liệu trong khẩu phần ăn.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: giảm tỷ lệ mỡ, tăng tỷ lệ thịt, làm cho cơ thịt trở nên mềm hơn và không nhiễm các mầm bệnh.
Khi cá đạt đến kích cỡ yêu cầu, người nuôi tiến hành liên hệ với công ty để đăng ký bán cá. Công ty cử nhân viên xuống vùng nuôi để lấy mẫu về kiểm tra các chỉ tiêu về hóa chất và kháng sinh cấm. Do việc phân tích mẫu mất thời gian vài ngày và lịch bắt cá có thể bị chậm lại nên trong khoảng thời gian này, người nuôi có thể dùng lại kháng sinh để trị bệnh cho cá nên nguyên liệu khi nhập vào nhà máy có khả năng chứa kháng sinh.
Kháng sinh có nhiều loại và việc kiểm tra lấy mẫu chỉ mang tính đại diện một số chất kháng sinh điển hình như: CAP, MG.. nên kết quả cho ra cũng mang tính tương đối chứ không thể khẳng định được lô nguyên liệu khi nhập về đã an toàn 100% sau khi có kết quả kiểm tra.
Nguyên nhân lây nhiễm chéo gây ra có rất nhiều trường hợp, tuy nhiên khả năng xảy ra tương đối thấp và mức độ lây nhiễm không rộng. Đầu tiên là do công nhân, khi công nhân bị thương hay bị bỏng họ thường sử dụng các loại kem bôi ngoài da để trị bệnh hay công nhân mắc bệnh về mắt họ sử dụng thuốc nhỏ mắt. Các loại thuốc này trong thành phần đều có chứa các chất kháng sinh nhằm sát khuẩn ( thuốc nhỏ mắt có chứa đến 0,4% CAP). Khi công nhân làm việc và tiếp xúc với sản phẩm sẽ có thể gây ra nhiễm chéo. Thứ hai là do dụng cụ bị nhiễm kháng sinh và gây nhiễm chéo vào sản phẩm.
3.2.1.4. Tình hình sử dụng kháng sinh hiện nay ở nước ta:
Trong nuôi trồng thủy sản, thú y, y học, người ta sử dụng kháng sinh để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn và đã đem lại hiệu quả trị bệnh rất cao nếu dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời điểm. Tuy nhiên kháng sinh cũng là con dao hai lưỡi vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến đến sức khỏe của động vật sử dụng nó và cũng tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái nếu dùng kháng sinh tùy tiện và thiếu hiểu biết có khả năng làm giảm sức đề kháng của vật nuôi với mầm bệnh.Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản hiện nay ở Việt
Nam rất phổ biến và trở nên quá lạm dụng. Người nuôi sử dụng kháng sinh ở nhiều hình thức khác nhau: dùng kháng sinh để phòng bệnh, trị bệnh, bổ sung kháng sinh vào thức ăn… Chính việc sử dụng quá thường xuyên và liều lượng không phù hợp đã gây ra cơ chế kháng thuốc ở vi khuẩn và gây tích tụ kháng sinh trong cơ thể vật nuôi. Chính điều này đã làm cho mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường luôn bị kiểm tra nghiêm ngặt về chỉ tiêu kháng sinh và bị liệt vào danh sách các nước có nguy cơ cao về mối nguy kháng sinh có trong sản phẩm. Rất khó để có những số liệu đáng tin cậy về tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vì vậy, để giữ sự phát triển bền vững của ngành, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền nên tiến hành thống kê về tất cả cá chủng loại, số lượng kháng sinh hiện đang lưu thông trên thị trường.