Chương 3: Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu
3.1.1. Loài thủy sản:
Đối tượng thủy sản để nghiên cứu để xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc là cá Tra, loài cá được nuôi phổ biến và có vai trò quan trọng ở các tỉnh phía Nam của Việt Nam. Trong 5 năm trở lại đây, cá Tra trở thành loài thủy sản chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam.
Hình 3.1 : Đặc điểm hình thái của cá Tra.
- Tên thường gọi: cá Tra
- Tên khoa học: Pangasius hypothalmus
- Tên thương mại tiếng Anh: Pangasius, Sutchi catfish, Striped catfish, Pangas catfish, MeKong catfish…
- Đặc điểm hình thái: thân dài, hẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải. Miệng rộng có răng sắc nhọn trên các xương hàm, mắt to. Có hai đôi râu trong đó râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn hơn chiều dài đầu. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Vây hậu môn tương đối dài, da trơn không có vẩy, thân màu xám và hơi xanh trên lưng.
- Phân biệt cá Tra với cá basa:
Đặc tính của cá Tra:
Cá Tra là cá da trơn (không vẩy) sống trong nước ngọt (có thể sống trong vùng nước lợ nồng độ muối từ 7 – 10), cá có thân dài, lưng xám đen bụng hơi bạc, có đôi râu dài.
Đặc tính của cá basa:
Cá basa (còn gọi là cá bụng) cũng là cá da trơn, có thân dài, chiều dài chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá basa ngắn, hơi tròn, dẹp bằng, trán rộng. Miệng hẹp, chiều rộng của miệng ít hơn 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dưới mõm
- Cách thức nuôi: có hai kiểu nuôi thông dụng hiện nay là nuôi theo đăng quầng và nuôi hầm.
- Phân bố: phân bố nhiều trên lưu vực sông MeKong, Đông Nam Á Nghề nuôi cá Tra đã phát triển ồ ạt, nhanh chóng ở Việt Nam từ khi áp dụng thành công việc nhân giống vào năm 1995. Trong năm 2007, sản lượng thu hoạch đã lên đến 1,2 triệu tấn (theo tạp chí thủy sản Châu Á 2008)
Hình 3.2: Sản lượng cá Tra nuôi của Việt Nam từ 1997 đến 2007.
Năm 2008 đánh dấu bước đột phá về sản lượng cá bởi sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi trong ao hầm ở An Giang. Cũng trong năm này người nuôi cá gặt hái được nhiều thắng lợi, có thời điểm giá nguyên liệu bán ra đạt mức lợi nhuận trên 30%. Tuy nhiên, do vốn đầu tư có hạn, cộng với sự thua lỗ từ những vụ nuôi cá Tra trong lồng bè của nhiều năm trước, cho nên mức độ tăng trưởng về sản lượng của An Giang trong cả hai năm 2005 và 2006 chỉ dừng ở mức 180,000 tấn cá các loại, trong đó cá Tra đạt 150,000 tấn.
Năm 2007, nhờ thắng lợi từ một số vụ nuôi trước, nhiều nông dân đổ xô tìm mua hoặc thuê mướn đất để đào nuôi cá Tra. Diện tích ao hầm đã tăng vọt , từ 1000 ha năm 2006, tăng lên hơn 1500 ha năm 2007. Sản lượng cá nuôi các loại trong năm đạt hơn 260,000 tấn và cá Tra là 240,000 tấn.
Sang năm 2008, vẫn giữ khí thế tăng nhanh sản lượng để chớp thời cơ chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ vào những tháng cuối năm, bên cạnh với cơ sở vật chất ao hầm đã lỡ đầu tư, cộng với mối quan hệ bán mua đã kết nối có ăn có chịu, cho nên mặc dù vào cuối quý I đã có dấu hiệu tồn đọng cá nhưng nông dân
mối bán, sống lâu ngày trong ao vừa chật chội, vừa thiếu ăn nên chúng thường xuyên sinh bệnh. Tiền thuốc trị bệnh cho cá tốn cũng nhiều, tiền lãi vay cũng không phải ít. Cá trong ao không thể bỏ đói lâu được nên phải cho nó ăn để rồi nó lớn quá size yêu cầu. Cũng chính vì vậy nên làm cho nó cứ mập lên kéo theo năng suất cứ tăng lên. Rất nhiều ao nuôi gặp tình trạng như thế, nên kết quả năm 2008 là năm mà sản lượng cá Tra nuôi đạt cao nhất từ trước đến nay, hơn 300,000 tấn.
Năm 2009, cơn bão suy thoái kinh tế đã thật sự thâm sâu rộng đến tận ao nuôi cá Tra, giá cá Tra luôn bán ra ở mức thấp hơn nhiều so với giá thành nuôi. Tình trạng này cứ kéo dài mãi nên nhiều người nuôi phải bỏ cuộc, tiền đào ao hàng trăm triệu đã bị bỏ không. Có một số ít có vốn nên vẫn thả nuôi cầm chừng chờ thời cơ nhưng vẫn không thấy đâu, nên cũng nản lòng. Kết quả sản lượng cá Tra thu hoạch trong năm 2009 chỉ khoảng 240,000 tấn.