Mã số mã vạch:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cá tra fillet đông lạnh tại công ty cổ phần nam việt (Trang 27)

2.5.2.1. Mã số EAN.UCC: [12], [13], [14], [15], [20]

Đặc điểm của mã số mã vạch.

Mã số mã vạch là loại ký mã để phân định vật phẩm, nhờ có hệ thống mã số mã vạch đã tránh được những sự cố về nhầm lẫn, chồng chéo lên nhau giữa các loại mặt hàng. Một mã số EAN.UCC không những được nhận biết bởi các công ty trong một vùng mà còn được nhận biết bởi các công ty trên toàn cầu. Mỗi mã số EAN.UCC là duy nhất trên toàn cầu nên không thể xảy ra sự nhầm lẫn được. Qua mã số mã vạch thì hệ thống máy tính có thể đọc được những thông tin liên quan đến sản phẩm như ( đặc tính, khối lượng, loại bao bì, số lượng …)

Mã số nhận dạng địa điểm:

Nhận diện đơn nhất địa điểm được đảm bảo thông qua việc cấp một mã số địa điểm toàn cầu EAN .UCC – GLN cho từng địa điểm và tồn tại chính thức. Mã số GLN được sử dụng để nhận diện đơn nhất các bên theo các thông tin:

o Nước xuất xứ

o Mã số Doanh nghiệp

Mã số công ty EAN.UCC Số tham chiếu địa điểm ---> <--- Số kiểm tra N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 N13 Hình 2.1 : Cấu trúc mã số GLN. Ghi chú:

- Từ N1 đến N8: GS1 cấp cho Doanh nghiệp

- Từ N9 đến N12 : Doanh nghiệp tự cấp cho đơn vị trực thuộc - N13: số kiểm tra để đảm bảo toàn bộ dãy số là đúng

Mã số nhận diện vật phẩm thương mại:

Việc nhận diện sản phẩm đơn nhất được đảm bảo bằng xác định một mã số vật phẩm toàn cầu EAN.UCC – GTIN cho từng sản phẩm (đơn vị tiêu thụ). GTIN được áp dụng để phân định một cách đơn nhất các mặt hàng thương phẩm trên toàn cầu. Đối với mục đích truy xuất nguồn gốc, mã số GTIN phải được kết hợp với mã số theo serie hoặc mã số mẻ để xác định vật phẩm đặc thù. Mã số GTIN được sử dụng trên sản phẩm bán lẻ, giúp nhận diện sản phẩm với các thông tin:

o Nước sản xuất o Cơ sở sản xuất o Sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cá tra fillet đông lạnh tại công ty cổ phần nam việt (Trang 27)