Global GAP: [29]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cá tra fillet đông lạnh tại công ty cổ phần nam việt (Trang 47 - 50)

Tiêu chuẩn xuất thân từ phiên bản EURO GAP ngày 02/07/2007 và được nâng tầm lên thành Global GAP ( viết đầy đủ Global Good Agricultural Practice).

Tiêu chuẩn Global GAP là tiêu chuẩn tập trung vào quản lý chất lượng, an toàn và truy nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản,... nói chung là lĩnh vực nông nghiệp. Đây là tiêu chuẩn kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu chuẩn bị trang trại, ương nuôi đến khâu thu hoạch, chế biến, tồn trữ. (Bao gồm những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các loại thuốc, hóa chất sử dụng, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại). Đây chính là tiêu chuẩn đảm bảo cho sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới trong thời kỳ hội nhập WTO.

Đối tượng áp dụng:

Tiêu chuẩn Global GAP được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô,... Có thể bao gồm: các cơ sở, công ty, nhà máy, nông trại

Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý an toàn thực phẩm. Khi tổ chức xây dựng và đáp ứng theo tiêu chuẩn BRC, tổ chức có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thể tạo ra môi trường làm việc giảm thiểu rủi ro liên quan an toàn thực phẩm, sản phẩm được tạo ra có chất lượng và an toàn, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và yêu cầu luật pháp.

Lợi ích khi áp dụng hệ thống Global GAP:

Sản phẩm chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu, có thể dễ dàng xuất khẩu Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Giải phóng được công việc mang tính chất tập trung sự vụ của lãnh đạo. Giúp lãnh đạo có nhiều thời gian tập trung vào thực hiện chiến lược mang tầm vĩ mô hơn.

Các hoạt động có tính hệ thống, mọi người đoàn kết, làm việc trong môi trường thoải mái.

Năng suất lao động tăng.

2.6.5. BRC: [29]

Nhằm đáp ứng đối với nhiều lo âu về thực phẩm đã xảy ra trong thời gian vừa qua, chẳng hạn như thịt bò điên, gia cầm và trứng nhiễm Salmonella, sản phẩm sữa có mốc Listeria cao, BRC – British Retail Consortium (Hệ thống liên kết bán lẻ Anh, một tổ chức thương mại Anh đại diện cho các nhà bán lẻ Anh) đã ban hành tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu BRC, nhằm xác lập tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu trong các nhà máy sản xuất thực phẩm. Hiện nay nhu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đang được đặt lên hàng đầu, nếu như hệ thống HACCP tạo cho chúng ta sự tin tưởng về các sản phẩm được sản xuất từ công ty thì phần cũng rất đáng quan tâm khác là việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào của nhà máy. BRC chỉ cung cấp đánh giá cơ bản các yêu cầu về vấn đề sản xuất và kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào. Trong BRC yêu cầu về mặt sản xuất công ty phải được chứng nhận về HACCP.

chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu phải cập nhật các yêu cầu luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp công ty đảm bảo ứng phó kịp thời với những sự thay đổi luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra một trong những yêu cầu quan trọng là ngày nay khách hàng muốn biết sản phẩm mình đang sử dụng có nguồn gốc từ đâu và BRC giúp chúng ta điều này. BRC đưa ra các yêu cầu chung cho việc kiểm soát nông sản đầu vào chứ không cụ thể và chặt chẽ như yêu cầu của GAP.

Việc áp dụng tiêu chuẩn BRC giúp công ty chứng minh với khách hàng rằng sản phẩm công ty an toàn và đã được kiểm soát về nguồn gốc. Ngoài ra áp dụng tiêu chuẩn BRC giúp công ty kiểm soát tốt hơn về hệ thống quản lý của công ty đối với sản phẩm. Thực hiện BRC cũng là đáp ứng yêu cầu của khách hàng là các công ty phân phối giúp tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng suất đồng thời sẽ có thể nâng cao giá mua nguyên liệu, cải thiện đời sống của người nông dân.

Hệ Thống Liên kết bán lẻ BRC, tiêu chuẩn toàn cầu về thực phẩm đầu tiên ban hành từ năm 1998. Ngày nay BRC trở thành tiêu chuẩn toàn cầu cho: Đóng gói, bảo quản nhận biết cho thành phần thực phẩm không biến đổi Gen, và các sản phẩm tiêu dùng. Áp dụng tiêu chuẩn BRC có thể giúp cải thiện các tiêu chuẩn cung ứng và tính nhất quán, tránh được sản phẩm hỏng; Loại bỏ các cuộc đánh giá của các nhà sản xuất thực phẩm. Hỗ trợ các mục tiêu bán lẻ tại mọi cấp của chuỗi cung ứng sản xuất. Giao dịch kinh doanh với nhà cung ứng đạt chứng nhận BRC, khách hàng có thể tin chắc rằng, họ đang giao dịch với một công ty có năng lực cao trong lĩnh vực kinh doanh.

Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu BRC được thiết kế cho bất kỳ nhà cung ứng nào, không kể sản phẩm hoặc quốc gia xuất xứ, có cung cấp sản phẩm thực phẩm cho các nhà bán lẻ Anh. Tuân thủ theo tiêu chuẩn này không phải là một yêu cầu pháp lý nhưng nó được các nhà bán lẻ Anh khuyến cáo mạnh mẽ. Để phù hợp với tiêu chuẩn, nhà cung ứng/chế biến thực phẩm phải áp dụng 3 chuẩn mực chính trong hệ thống quản lý của họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cá tra fillet đông lạnh tại công ty cổ phần nam việt (Trang 47 - 50)