Chương 3: Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu
3.2.1. Mối nguy kháng sinh:
3.2.1.1. Kháng sinh là gì:
Kháng sinh được gọi là trụ sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.
Theo Đỗ Thị Hòa – Bùi Quang Tề - Nguyễn Hữu Dũng – Nguyễn Thị Muội “ Bệnh học thủy sản” của nhà xuất bản Nông Nghiệp thì định nghĩa rằng: Kháng sinh là chất hữu cơ do sinh vật (động, thực vât) tiết ra hoặc do con người tổng hợp nên, có khả năng ức chế, kiềm hãm và tiêu diệt vi khuẩn ở nồng độ thấp.
3.2.1.2. Liều lượng cho phép sử dụng kháng sinh dùng trong chăn nuôi và
trong thực phẩm: [3]
Quyết định 07/2005/QĐ-BTS về việc ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản. Theo điều 2: không cho phép trộn lẫn quá 02 loại chất kháng sinh trong 01 sản phẩm thuốc, hóa chất; không cho phép trộn lẫn các hoạt chất cùng nhóm Fluoroquinolone với nhau. Trong trường hợp một sản phẩm có chứa 02 loại hoạt chất kháng sinh, cơ sở sản xuất phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn để đảm bảo trộn lẫn không làm giảm tính năng tác dụng của từng loại và không phát sinh tác dụng xấu đối với động vật nuôi và môi trường.
Mọi sản phẩm thức ăn, hóa chất tẩy rửa khử trùng, hóa chất tẩy rửa ao đầm nuôi, thuốc thú y, hóa chất bảo quản thủy sản phải ghi nhãn theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 308/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số
chữ: “Không chứa các chất cấm sử dụng theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS
ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản”.
DANH MỤC HÓA CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN
Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 và Quyết định số 26/2005/QĐ-BTS ngày 18/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản
TT T
Tên hóa chất, kháng sinh Chất thay thế
1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ Chúng 2 Chloramphenicol Xem (1) 3 Chloroform 4 Chlorpromazine 5 Colchicine 6 Dapsone 7 Dimetridazole 8 Metronidazole
9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) Xem (1)
10 Ronidazole 11 Green Malachite (Xanh Malachite) Xem (2), (3), (4), (5), (6), (8), (9), (10) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol
15 Diethylstibestrol (DES)
16 Glycopeptides
17 Trichlorfon (Dipterex) Xem (3), (5), (6), (7), (8), (9), (10)
18 Danofloxacin Cấm sử dụng
trong sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ 19 Difloxacin 20 Enrofloxacin 21 Ciprofloxacin 22 Sarafloxacin 23 Flumequine 24 Norfloxacin 25 Ofloxacin 26 Enoxacin 27 Lomefloxacin 28 Sparfloxacin
Bảng 3.1: Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh
doanh thủy sản
Chú thích
(1) Chất thay thế Chloramphenicol và Nitrofuran có một phác đồ sử dụng 2
nhóm kháng sinh này để điều trị bệnh cho cá Tra, cá Basa được đưa ra như sau: Với cá Tra, cá Basa để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn với các biểu hiện đốm đỏ trên thân, mắt và hậu môn sưng đỏ, các vây bị rách, xuất huyết, hoại tử, dùng:
Oxytetracyclin: 55 - 75mg/kg thể trọng/ngày. Tetracyclin: 55 - 75 mg/kg thể trọng/ngày. Chlotetracyclin: 12 - 25mg/kg thể trọng/ngày.
Dùng liên tục 5 - 7 ngày (tối đa 14 ngày). Ngưng dùng thuốc 4 tuần trước khi thu hoạch.
- Dùng Trimethoprim + Sulfamid (Sulfadiazin, Sulfadimidin, Sulfadimethoxin) tỷ lệ 1/5 (T/S): 50mg/kg thể trọng/ngày.
- Dùng Sulfamid (Sulfadiazin, Sulfadimidin, Sulfadimethoxin): 100mg/kg thể trọng/ngày. Tuy nhiên, nên dùng kết hợp Trimethoprim với một loại sulfamid để giảm lượng thuốc sử dụng và tăng khả năng kháng khuẩn.
- Dùng kết hợp Oxytetracyclin (OTC) với tổ hợp Trimethoprim + Sulfamid: OTC 37mg kết hợp với (T + S): 25 - 30 mg/kg thể trọng/ngày.
(2) Bronopol
(3) Muối ăn (NaCl): 25-30kg/m3/10-15 phút hoặc 10-15kg/m3/20 phút, 2- 3kg/m3 không giới hạn thời gian.
(4) Thuốc tím (KMnO4): 10-25g/m3 tắm trong một giờ. Với nồng độ 100g/m3 thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc.
(5) Formalin: 0,4-0,5 ml/l trong một giờ. Cách ngày tắm một lần, 1 đợt tắm
3 lần.
(6) Phèn xanh (CuSO4): Đối với trứng có thể dùng 50 g/m3/10 phút. Với nồng độ 0,5-0,7g/m3
nước phun trực tiếp xuống ao. Với nồng độ 3-5g/m3 nước tắm cho cá 5-10 phút.
(7) Trị bệnh có thể dùng lá xoan (cây sầu đâu tây) liều lượng 0,3-0,5kg/m3
nước. Có thể bó thành từng bó treo trong bè hoặc ao nuôi
(8) Dùng Potassium dichromate (K2Cr2O3) 20-24g/m3. Hoặc dung dịch iodine 5%.
(10) Vôi treo ở đầu bè và giữ liên tục. Với liều lượng 2kg/m3 hòa nước để lắng lấy nước trong bón cho ao nuôi định kỳ 15-20 ngày một lần.