Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực Kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng (Trang 77)

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG

2.4.4.Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực Kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn

trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn

Vấn đề quản lý kiến trúc được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Kiến trúc là một biểu hiện của nền văn hóa. Sự sáng tạo kiến trúc, chất lượng xây dựng, sự hài hòa của kiến trúc đối với môi trường xung quanh, sự gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan đô thị, cũng như các di sản lịch sử, văn hóa đều là lợi ích chung của toàn xã hội. Để đảm bảo cho các đô thị có hình ảnh kiến trúc thống nhất, phát huy và kế thừa những giá trị truyền thống, xây dựng nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tập quán và tạo nên bản sắc riêng cho kiến trúc của mỗi vùng miền; tăng cường nhận thức của người dân về thẩm mỹ đối với kiến trúc đô thị, nâng cao vai trò của cộng đồng đối với bộ mặt kiến trúc đô thị, gắn trách nhiệm của người dân với việc tạo dựng hình ảnh đô thị Việt Nam có bản sắc, văn minh, hài hoà về không gian, đẹp về cảnh quan, tiện nghi cao, an toàn và môi

trường được cải thiện thì vai trò của cơ quan quản lý kiến trúc đô thị rất quan trọng.

Trước đây, Quyết định số 91/BXD-ĐT ngày 16/4/1993 ban hành Quy chế hành nghề kiến trúc sư đã quy định thẩm quyền xét cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư thuộc Bộ Xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng ở địa phương, cơ quan phê duyệt các đồ án thiết kế kiểm tra chứng chỉ hành nghề của các chủ nhiệm đồ án. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý đô thị còn chưa chặt chẽ dẫn đến cảnh quan đô thị bị phá vỡ, trật tự đô thị không được giữ vững, môi trường đô thị có nguy cơ suy giảm, thời gian đi lại trong đô thị tăng, chi phí cho giao thông cao và không an toàn, hình ảnh các đô thị Việt Nam kém bản sắc, giảm khả năng thu hút đầu tư và du lịch. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các bất hợp lý nêu trên đó là một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đô thị liên quan đến kiến trúc đô thị đã lỗi thời, chính quyền đô thị chưa làm hết trách nhiệm của mình về quản lý đô thị. Công tác quản lý xây dựng đô thị và quản lý đô thị hiện có chưa đáp ứng với tình hình thực tế. Vai trò của cơ quan quản lý kiến trúc đô thị tuy rất cần nhưng chưa được thiết lập rõ ràng.

Ngày 25/4/2005, tại Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì việc phân cấp thẩm quyền xét cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư được quy định như sau:

Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp chứng chỉ và hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước, quy định nội dung và thống nhất phát hành chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng; quản lý vận hành trang Web về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; kiểm tra, thanh tra việc cấp chứng chỉ.

Giám đốc Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng và quản lý hoạt động hành nghề tại địa phương; phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra hoạt động hành nghề. Việc cấp chứng chỉ và quản lý hoạt động hành nghề theo quy định trên cũng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Đến nay, Chính phủ đã nghiên cứu ban hành Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/2/2007 về quản lý kiến trúc đô thị, trong đó quy định cụ thể về phân cấp lập, phê duyệt và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị của Uỷ ban nhân dân có đô thị loại 1, loại 2, loại 3 và Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kiến trúc đô thị, trong đó có hướng dẫn địa phương thực hiện văn bản của Chính phủ về quản lý kiến trúc, Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về bộ mặt kiến trúc đô thị và xử lý các sai phạm về kiến trúc đô thị trên địa bàn quản lý. Đây là những quy định cụ thể về phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình quản lý kiến trúc đô thị, đảm bảo trật tự xây dựng và mỹ quan đô thị.

Quy hoạch xây dựng là cơ sở để triển khai hoạt động đầu tư xây dựng, kiểm soát quá trình phát triển đô thị, hình thành các khu đô thị mới, khu dân cư, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động xây dựng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch xây dựng liên quan chặt chẽ đến hoạt động xây dựng và là vấn đề bức xúc hiện nay.

Qua thực tế cho thấy, hiện nay xây dựng không tuân theo quy hoạch còn diễn ra ở hầu hết các địa phương, đặc biệt tại các đô thị lớn. Mặt khác, quy hoạch xây dựng tuy có, nhưng lâu nay làm chưa tốt, chưa công bố công khai, rõ ràng. Do đó, việc xây dựng còn xảy ra tùy tiện, Nhà nước không quản lý được dẫn đến tình trạng xây dựng không đảm bảo mỹ quan, thiếu

bản sắc dân tộc, không bảo đảm an toàn công trình xây dựng. Vì vậy, quy hoạch xây dựng là yêu cầu cấp bách hiện nay vì nó là cơ sở để triển khai hoạt động đầu tư xây dựng công trình; kiểm soát quá trình phát triển đô thị, khu dân cư; đảm bảo chung về không gian, cảnh quan, kiến trúc của đô thị và nông thôn; đảm bảo xây dựng có trật tự, kỷ cương phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

Công tác quy hoạch xây dựng còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa công tác này bằng việc phân cấp mạnh hơn cho chính quyền các cấp, thậm chí tới cấp huyện, cấp xã.

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đã được tổ chức khá chặt chẽ từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh. Tuy nhiên đến cấp huyện, cấp xã hệ thống này còn thiếu do bố trí cán bộ chưa đồng bộ.

Ví dụ: Cấp huyện chỉ có Phòng Công nghiệp – Xây dựng (có tỉnh kết hợp với phòng Thương nghiệp, trở thành Phòng Công – Thương – Xây). Hiệu quả quản lý về lĩnh vực kiến trúc quy hoạch chưa cao; Đặc biệt tới cấp xã thường không có cán bộ xây dựng mà chỉ có cán bộ địa chính là chủ yếu.

Những nội dung đã được phân cấp thể hiện cụ thể như sau:

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 về quy hoạch xây dựng (sau đây gọi là Nghị định 08/2005/NĐ-CP) phân cấp thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn đến tận cấp xã như sau:

Bộ Xây dựng lập nhiệm vụ, lập và thẩm định quy hoạch xây dựng đối với những vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh; lập nhiệm vụ, lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh, các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan..

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3 trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua hoặc quyết định; tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, đô thị mới trong phạm vi tỉnh; phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3.

Uỷ ban nhân dân quận, cấp huyện lập nhiệm vụ và tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 4, loại 5 thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại 4 và loại 5 trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Uỷ ban nhân dân cấp xã lập nhiệm vụ, lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

- Phân cấp thẩm quyền trong công tác nâng cấp, nâng loại đô thị

Mục đích của phân cấp quản lý đô thị về mặt hành chính là để phân rõ trách nhiệm quản lý về mặt hành chính cho các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trên cơ sở đó, phát huy quyền chủ động sáng tạo của từng cấp chính quyền trong việc lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng đô thị, chủ động đầu tư vào các cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng vốn tự có của ngân sách địa phương, xây dựng các quy chế phù hợp với từng địa phương để quản lý quá trình tổ chức xây dựng và khai thác công trình công cộng trong đô thị.

Trong những năm vừa qua Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chương trình phát triển đô thị trong đó có công tác nâng cấp, nâng loại đô thị. Nội dung công tác này được thể hiện trong Nghị định số 72/2001/NĐ- CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và phân cấp quản lý

đô thị. Việc phân rõ thẩm quyền trong công tác phân loại đô thị được thể hiện như sau:

+ Cấp Trung ương: Quản lý các thành phố trực thuộc Trung ương là các đô thị từ loại đặc biệt, loại 1. Chính quyền các đô thị tổ chức lập đề án nâng cấp; UBND tỉnh lập tờ trình đề nghị Bộ Xây dựng thẩm định và ra quyết định công nhận.

+ Cấp tỉnh: Quản lý các thành phố thuộc tỉnh và các thị xã, là các đô thị loại 2, loại 3, loại 4.

+ Cấp huyện: Quản lý các thị trấn, là các đô thị loại 4 và loại 5.

Nguyên tắc chung là dựa vào kết quả phân loại đô thị để phân cấp quản lý đô thị. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt, một số đô thị được phân cấp quản lý cao hơn hoặc thấp hơn một bậc so với quy định vì:

+ Vai trò trung tâm chính trị đặc biệt của đô thị.

+ Quá trình hình thành và phát triển đô thị ở nước ta trải qua nhiều thời kỳ khác nhau.

+ Trình độ phát triển kinh tế- xã hội và đô thị hoá ở từng vùng khác nhau dẫn đến vị trí, vai trò và tính chất đô thị đối với từng vùng, lãnh thổ cũng khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, những nội dung khác như: quản lý và cải tạo các công trình xây dựng theo quy hoạch được duyệt; công bố quy hoạch và quản lý mốc giới ngoài thực địa; quản lý thông tin, tư liệu và lưu trữ hồ sơ quy hoạch xây dựng; thanh tra, kiểm tra các vi phạm về quy hoạch xây dựng cũng đã được phân cấp xuống cấp xã thể hiện trong các văn bản pháp luật có liên quan.

Hiện nay, cả nước có 646 đô thị, được phân cấp quản lý như sau: + Trung ương quản lý: 2 đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; 2 đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng.

+ Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý: 9 thành phố thuộc tỉnh (đô thị loại 2);13 thành phố thuộc tỉnh (đô thị loại 3); 60 thị xã (đô thị loại 4).

+ Huyện (thành phố thuộc tỉnh, thị xã) quản lý: 500 thị trấn các loại (đô thị loại 5) [55, tr.166].

Như vậy, đến nay nước ta đã có hệ thống tổ chức về quản lý quy hoạch xây dựng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng đang ngày càng hoàn thiện, có đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt làm cơ sở cho công tác quản lý. Tuy nhiên, xuất phát từ tầm quan trọng của các đô thị trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước những yêu cầu của tình hình mới, vấn đề nổi cộm cần tập trung giải quyết là việc lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng còn chậm, tính khả thi thấp, công tác quản lý xây dựng đô thị chưa làm chủ được tình hình, xây dựng không phép, trái phép còn diễn ra phổ biến, chất lượng kiến trúc và mỹ quan đô thị hạn chế, trật tự đô thị chưa được xác lập và duy trì ổn định, tai nạn ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng. Tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác, việc phân công phân cấp về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trong những năm qua đã hình thành hệ thống cơ bản, có sự phân công, phân cấp chủ yếu sau:

Sở Quy hoạch Kiến trúc (hoặc Sở Xây dựng) giúp việc cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực quy hoạch và kiến trúc, là đầu mối để tập trung quản lý xây dựng theo quy hoạch, có nhiệm vụ thẩm định các dự án quy hoạch, giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, kiểm tra triển khai quy hoạch xây dựng.

Sở Xây dựng triển khai và quản lý các dự án xây dựng theo quy hoạch, thẩm định dự án xây dựng, cấp phép xây dựng và kiểm tra thi công xây dựng theo giấy phép.

Sở Giao thông Công chính triển khai và quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, thẩm định và cấp giấy phép xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Sở Địa chính Nhà đất quản lý nhà và đất đai đô thị, lập kế hoạch sử dụng đất và phát triển nhà, quản lý việc sử dụng, chuyển nhượng nhà đất.

Uỷ ban nhân dân quận, huyện cũng được phân cấp giao nhiều chức năng quản lý đô thị như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư, kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm quy hoạch xây dựng gắn với nhu cầu xây dựng phát triển và các vấn đề khác ở địa phương.

Như vậy, việc phân công, phân cấp trong quy hoạch xây dựng đô thị là rõ ràng giữa các sở và đã phân cấp nhiều hơn cho cấp quận, huyện, phường, thị trấn. Song thực tiễn quản lý, sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa đạt được đồng bộ, kịp thời và thống nhất, vẫn còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau hoặc chồng chéo như lĩnh vực quản lý mốc giới quy hoạch, quản lý đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đô thị. Nhiều trường hợp xây dựng không phép và trái phép đã không kịp thời phát hiện và ngăn chặn để xảy ra nhiều vi phạm hoặc vượt thẩm quyền rồi chuyển lên cấp cao hơn, kéo dài thời gian xử lý để chính quyền cấp tỉnh phải ra quyết định tổ chức cưỡng chế tháo dỡ, gây tốn kém, lãng phí lớn. Năng lực cán bộ thiết kế quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị và điểm dân cư nông thôn còn yếu kém, chất lượng đồ án còn thấp, tính khả thi chưa cao.

Mặt khác, khi phân cấp cho cấp quận, huyện nhưng sự đầu tư về tài chính, nguồn nhân lực, phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất chưa tương xứng, gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ đã phân cấp.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng (Trang 77)