QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
2.1. Quá trình phân cấp quản lý giữa Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong từng thời kỳ là một tất yếu khách quan
dân cấp tỉnh trong từng thời kỳ là một tất yếu khách quan
Đại hội VI của Đảng năm 1986 đánh dấu sự đổi mới sâu sắc trong nhận thức lý luận của Đảng ta về con đường đưa đất nước đi lên, trong đó có nội dung hết sức quan trọng là xây dựng cơ chế quản lý mới phù hợp với những điều kiện cụ thể. Cùng với sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, vấn đề cải cách, đổi mới, hoàn thiện tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có chính quyền địa phương luôn được quan tâm bằng việc đánh giá, tổng kết làm sáng tỏ quan điểm khoa học về quyền lực nhà nước thống nhất, tập trung và dân chủ, chống lại tư tưởng địa phương cát cứ, tản mạn trong phân cấp cho chính quyền địa phương vừa chống tập trung quan liêu. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải thay đổi vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế - xã hội. Trong điều kiện mới, Chính phủ tập trung vào thực hiện nhiệm vụ quản lý vĩ mô, tăng cường phân cấp nhiều hơn, rõ hơn cho chính quyền địa phương các cấp nói chung và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nói riêng nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương trong việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, với đặc điểm tính chất của mỗi địa phương, mỗi vùng, lãnh thổ.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nằm trong hệ thống quyền hành pháp và hành chính nhà nước thống nhất, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoạt động thường xuyên, thực hiện việc quản lý, chỉ đạo điều hành công việc hàng ngày của Nhà nước ở địa phương trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá-xã hội, an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội... Ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản như Uỷ ban nhân dân các cấp trong địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không chỉ đảm nhận vai trò là cấp vĩ mô quyết định những vấn đề cơ bản trên toàn bộ lãnh thổ được nhà nước giao cho quản lý mà còn là đầu mối liên hệ với các cơ quan Trung ương và chính quyền cấp huyện và cấp xã trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, đảm bảo cho sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước xuyên suốt từ Trung ương tới cơ sở.
Trong các lĩnh vực quản lý chung, xây dựng phát triển và quản lý kinh tế ở địa phương là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Uỷ ban nhân dân các cấp. Đây là lĩnh vực được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm vì nó không chỉ là nhân tố chính tạo nên sự phồn thịnh và diện mạo của địa phương mà còn là cơ sở đánh giá về năng lực, trình độ của các nhà quản lý. Đi cùng với vấn đề trên, một số vấn đề thường xuyên đề cập tới như: quyền chủ động trong các quyết định quản lý; giữa các cấp, các ngành và các cơ quan có sự tách bạch về nhiệm vụ, quyền hạn từ đó dẫn tới trách nhiệm, quyền lợi trong từng công việc sẽ được rõ ràng, cụ thể hơn...
Trong những năm gần đây, chất lượng tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ngày càng tốt hơn: bộ máy tổ chức được tinh gọn lại, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao, các hoạt động chỉ đạo, điều hành tuân thủ đúng pháp luật... Vì vậy, cơ bản đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch, kinh tế của tỉnh; an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương được siết chặt, dân chủ được mở rộng, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.
Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể trên, tổ chức, hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vẫn còn nhiều khiếm khuyết chưa thật sự đáp ứng theo yêu cầu của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong kinh tế, nhiều lĩnh vực còn bị buông lỏng quản lý; có những lĩnh vực do nhiều cơ quan quản lý nhưng trong trường hợp nảy sinh vấn đề tiêu cực, phức tạp thì không rõ địa chỉ của tổ chức và cá
nhân chịu trách nhiệm, gây ra hiện tượng lẩn tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Nhiều hiện tượng tham ô, lãng phí của công, gian lận thương mại... xảy ra nhưng chưa được làm rõ và xử lý triệt để.
Một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn cho sự phát triển và nảy sinh hiện tượng tiêu cực trên trong cơ quan công quyền được nói tới nhiều là sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan các cấp. Nằm trong hệ thống chung của các cơ quan công quyền, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng không thể tránh khỏi khiếm khuyết cơ bản đó. Để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động điều hành của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong các lĩnh vực quản lý nói chung cũng như trong lĩnh vực quản lý xây dựng nói riêng thì việc quy định rõ ràng, rành mạch về nhiệm vụ và quyền hạn giữa Trung ương- địa phương là vấn đề tất yếu khách quan.