Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực Đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng (Trang 57 - 68)

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG

2.4.1. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực Đầu tư xây dựng

bàn theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt; xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong xây dựng và quản lý đô thị; thực hiện việc hòa giải, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đối với các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, cải tạo, duy tu, bảo trì các công trình trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện;

- Quản lý, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế; hồ sơ hoàn công công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của xã;

- Cấp, thu hồi giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật;xác nhận hồ sơ để cấp có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất với Uỷ ban nhân dân cấp huyện về tình hình các hoạt động xây dựng trên địa bàn xã.

2.4. Thực trạng thực hiện phân cấp quản lý nhà nƣớc về xây dựng

2.4.1. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực Đầu tư xây dựng xây dựng

Đến nay, các địa phương cơ bản đã ban hành những văn bản quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng cũng như quy định việc phân cấp trong lĩnh vực này. Qua đó, các hoạt động trong xây dựng ngày càng trở nên mang tính chuyên môn, nghề nghiệp cao hơn, tạo ra sự thông thoáng, thúc đẩy các nguồn lực, phân định rõ trách nhiệm giữa các chủ thể cùng tham gia trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.

Hầu hết Ủy ban nhân dân các tỉnh đã ban hành văn bản phân cấp cho các quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã thực hiện quản lý nhà nước

trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Tùy theo đặc điểm, điều kiện, khả năng của mỗi địa phương mà các quyết định về phân cấp, uỷ quyền ở các mức độ khác nhau, cụ thể:

- Về thẩm quyền quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án đầu tư xây dựng công trình là một khâu gắn liền với toàn bộ quá trình xây dựng công trình. Để xây dựng một công trình thì ý tưởng thiết kế, việc tuyển chọn các phương án thiết kế phải được xem xét ngay từ khi lập dự án đầu tư xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải giải trình sự cần thiết của việc đầu tư, hiệu quả của sự lựa chọn các giải pháp thiết kế, đặc biệt là những vấn đề có tính chất đặc thù của hoạt động xây dựng như vị trí công trình, kiến trúc công trình, các giải pháp về kỹ thuật xây dựng công trình, tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế công trình, tiêu chuẩn an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường... nhằm mục đích xây dựng công trình có chất lượng và an toàn. Quy định các nội dung này nhằm quản lý chặt chẽ, chống lãng phí, thất thoát trong hoạt động xây dựng mà không chồng chéo với các văn bản pháp luật khác về đầu tư nói chung.

Các ngành, các cấp; chủ đầu tư; doanh nghiệp ngày càng có thêm quyền hạn và trách nhiệm trong việc quyết định đầu tư các dự án thuộc quyền quản lý và khai thác sử dụng. Tại Nghị định số 07/2003/NĐ- CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 (sau đây gọi là Nghị định 07/2003/NĐ- CP) khoản 4 Điều 1 quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, thay vì Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư tất cả các dự án nhóm A sử dụng các nguồn vốn nhà nước trước đây. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm

A, thay vì chỉ được quyền quyết định các dự án thuộc nhóm B, C như trước đây; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư dưới 3 tỷ đồng (đối với cấp huyện) và dưới 1 tỷ đồng (đối với cấp xã) tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.

Quán triệt chủ trương đẩy mạnh phân cấp của Chính phủ, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là Nghị định 16/2005/NĐ-CP) Điều 11 đã cho phép Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã không lớn hơn 3 tỷ đồng.

Trên thực tế, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã phân cấp cho thành phố, thị xã, quận, huyện, xã quyết định đầu tư các dự án có mức vốn từ 300 triệu đến 3 tỷ như:

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân huyện quyết định đầu tư dự án có mức vốn dưới 500 triệu; uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quyết định đầu tư các dự án thuộc chương trình 135 có mức vốn tới 1 tỷ.

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân huyện quyết định đầu tư dự án có mức vốn dưới 300 triệu; uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quyết định đầu tư các dự án thuộc chương trình 135 có mức vốn tới 1 tỷ; tại thị xã Sơn La, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La phân cấp cho thị xã quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật các dự án có mức vốn ngân sách dưới 1 tỷ; quyết định đầu tư và thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án sử dụng vốn của huyện với mức dưới 3 tỷ.

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai phân cấp cho Uỷ ban nhân dân huyện quyết định đầu tư dự án có mức vốn dưới 1 tỷ; phân cấp cho cấp xã phê duyệt dự án có mức vốn dưới 500 triệu.

+ Thành phố Pleiku được phân cấp quyết định đầu tư đến 2 tỷ; thành phố Quy Nhơn được phân cấp quyết định đầu tư đến 3 tỷ; thành phố Đà Nẵng, Đaklak, Gia Lai quyết định đầu tư dự án đến 1 tỷ.

+ Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện dở dang trước ngày Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/2004/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 112/2006/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phân cấp cho Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc điều chỉnh dự án đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền.

Theo quy định phân cấp của Chính phủ tại Nghị định số 07/2003/NĐ- CP thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện được quyết định đầu tư dự án có mức vốn dưới 3 tỷ; Uỷ ban nhân dân cấp xã được quyết định đầu tư dự án có mức vốn dưới 1 tỷ. Như vậy, các địa phương đã thực hiện phân cấp đầu tư, tuy nhiên hầu hết địa phương chưa phân cấp mạnh và còn dưới xa mức quy định phân cấp của Chính phủ.

Qua quá trình khảo sát, điều tra thực hiện việc phân cấp đầu tư tại các địa phương cho thấy ở cấp tỉnh, thành phố, thị xã và cấp quận thực hiện tốt (ví dụ: Thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; quận Hải Châu- Đà nẵng; huyện Diễn Châu- Nghệ An; huyện Mang Yang- Gia Lai; Thành phố Quy Nhơn- Bình Định); ở cấp xã thực hiện chưa tốt do thiếu cán bộ có năng lực đồng thời cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng cũng chưa hoàn thiện, thiếu tính chuyên nghiệp.

Đa số các địa phương đều có kiến nghị cần phân cấp nhiều hơn cho cấp thành phố, thị xã, quận, huyện, đồng thời phải tăng cường thêm cán bộ chuyên môn từ cấp tỉnh (Sở Xây dựng); huyện (phòng). Đối với cấp xã muốn phân cấp phải có lộ trình phân cấp tăng dần, trong đó khâu tăng cường năng lực phải được coi trọng; tăng cường công tác hướng dẫn, phổ biến pháp luật về xây dựng và đào tạo cập nhật kiến thức cho cán bộ chuyên môn các cấp.

- Về thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán

Nghị định 07/2003/NĐ- CP (khoản 14 Điều 1) quy định: Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có dự án đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng. Riêng các công trình xây dựng chuyên ngành thuộc dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định: công trình xây dựng thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; công trình xây dựng giao thông giao Bộ Giao thông Vận tải; công trình xây dựng hầm mỏ, nhà máy phát điện, đường dây tải điện và trạm biến áp, giao Bộ Công nghiệp; công trình xây dựng bưu chính viễn thông mà phần công nghệ chuyên ngành là chủ yếu giao Bộ Bưu chính, Viễn thông; công trình an ninh, quốc phòng và bảo vệ bí mật quốc gia giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.

Như vậy không chỉ Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự án nhóm A, mà các Bộ ngành khác có công trình xây dựng chuyên ngành cũng chủ trì tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.

Đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:

Công trình do các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương quản lý thì cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư thẩm định thiết kế kỹ thuật; công trình do địa phương quản lý thì Sở Xây dựng hoặc Sở có công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định thiết kế kỹ thuật

(tùy theo tính chất của dự án); các công trình thuộc dự án do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã quyết định đầu tư theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý xây dựng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật.

Nghị định 112/2006/NĐ-CP cho phép cơ quan quản lý Nhà nước theo phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C do mình làm chủ đầu tư, các tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước tự tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án nhóm B, C do mình quyết định đầu tư nếu dự án thuộc chuyên ngành được Nhà nước giao doanh nghiệp quản lý.

Thành phố Hà Nội cho phép các sở thẩm định thiết kế cơ sở các dự án do thành phố quyết định đầu tư; các huyện thẩm định thiết kế cơ sở các dự án do huyện quyết định đầu tư; thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật do Sở Xây dựng và Phòng Xây dựng huyện thẩm định.

Thực tế cho thấy những thành phố, thị xã do trình độ cán bộ ở các cơ quan chuyên môn được nâng cao, được cập nhật thường xuyên các nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nên việc thực hiện phân cấp đã tiến hành tốt và tuân thủ quy định các nội dung phân cấp hiện hành.

- Về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Trước đây, Điều 41 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (sau đây gọi là Nghị định 52/1999/NĐ-CP) quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng các công trình thuộc lãnh thổ mình quản lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng trực tiếp cấp giấy phép xây dựng các công trình thuộc thẩm quyền; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư

nhân và các công trình có quy mô nhỏ theo sự phân cấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc cấp giấy phép xây dựng các công trình thuộc nhóm này phải theo sự hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của Sở Xây dựng.

Hiện nay, theo hướng đẩy mạnh phân cấp trong việc cấp giấy phép xây dựng, pháp luật về xây dựng cho phép:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý, trừ các công trình nêu trên; Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do xã quản lý.

Có ý kiến cho rằng việc giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn là không khả thi, mà nên giao cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện vì Uỷ ban nhân dân cấp xã không đủ điều kiện về bộ máy, năng lực để thực hiện. Tuy nhiên, để góp phần xây dựng nông thôn mới, hiện đại hoá nông thôn, Nhà nước cũng cần phải quản lý hoạt động xây dựng ở nông thôn, trong đó có việc quy hoạch các điểm dân cư nông thôn và việc cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn. Việc cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn cũng chỉ áp dụng đối với những điểm dân cư tập trung đã có quy hoạch được duyệt. Quy định như vậy phù hợp với nguyên tắc phân cấp quản lý hiện nay,

đơn giản hoá thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân. Như vậy, việc phân cấp cấp giấy phép xây dựng đã phân cấp xuống đến cấp xã thay vì chỉ phân cấp đến cấp huyện như trước đây nhằm tăng tính chủ động và ngày càng xã hội hóa công tác quản lý nhà nước về xây dựng.

Công tác cấp phép xây dựng đã được phân cấp và thực hiện tốt ở cấp thành phố, thị xã, quận, huyện. Các tỉnh: Sơn La, Đà Nẵng, Quy Nhơn đề nghị tăng cường phân cấp tới quận, huyện, phường.

Tuy nhiên, việc phân cấp cấp phép xây dựng tới xã ở thời điểm hiện

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng (Trang 57 - 68)