Phương hướng khắc phục

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng (Trang 96 - 98)

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG

2.5.4. Phương hướng khắc phục

- Để phân cấp hiệu quả phải đồng bộ về cơ chế, chính sách: Nội dung quản lý nhà nước phải được cụ thể hoá, làm rõ phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn ở tất cả các cấp, giữa cơ quan chuyên môn với chính quyền địa phương; hạn chế tối đa chồng chéo hoặc phân định chưa rõ nhiệm vụ, quyền hạn trong hệ thống thể chế, văn bản quy phạm pháp luật; công tác tổ chức phổ biến, hướng dẫn, tập huấn Luật, Nghị định cần được quan tâm nhiều hơn đặc biệt đối với cấp sở, quận, huyện, xã.

Trên cơ sở Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh cần sớm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống thể chế hành chính về quản lý xây dựng một cách đồng bộ, trong đó cần chú trọng tăng hiệu lực thực hiện đối với những quy định về quản lý xây dựng, cụ thể hóa các hành vi vi phạm và các biện pháp xử lý kiên quyết, các chế tài xử phạt đủ mạnh.

Cải tiến quy trình, thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, công khai hóa, tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư và người dân thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng.

- Về tổ chức, bộ máy: Tăng cường phân cấp nhưng phải đi đôi với đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng, đặc biệt là cán bộ cấp quận, huyện và cấp xã, phường nhằm xây dựng một đội ngũ công chức Nhà nước chuyên nghiệp có phẩm chất và năng lực, có trình độ chuyên sâu về quản lý Nhà nước, về nghiệp vụ theo chức trách được giao, thành thạo công việc, nắm vững lý thuyết và kỹ năng thực hành. Đánh giá đúng lực lượng cán bộ, công chức hiện có đang làm công tác quản lý xây dựng nói chung về số lượng, trình độ, khả năng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý nhà nước, bổ sung lực lượng cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ cho cấp quận- huyện và cấp cơ sở để có đủ khả

năng đáp ứng yêu cầu phân cấp. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng để khuyến khích và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước. Xác định rõ nội dung, tiêu chí thực hiện nhiệm vụ đối với từng đơn vị, từng vị trí của cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan hành chính quản lý nhà nước. Đổi mới tổ chức bộ máy, bố trí định biên nhân lực phù hợp với nhiệm vụ được giao, tăng cường trang thiết bị, tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, thực hiện phân công, phân cấp đúng chức năng, đúng thẩm quyền, rõ ràng công khai để các chủ thể có thể kiểm tra nội bộ cũng như kiểm tra chéo việc thực hiện phân cấp tại địa phương.

- Về tổ chức thực hiện: Cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá; có chế tài xử phạt cụ thể đối với tổ chức, cá nhân vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp; chủ động phân cấp ngay trong phạm vi thẩm quyền của Bộ, của từng đơn vị; nhân rộng các trường hợp điển hình về mô hình, giải pháp triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung phân cấp. Cải tiến chế độ tài chính công, khắc phục bất hợp lý trong việc phân bổ và sử dụng ngân sách cho công tác quản lý xây dựng. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới, tạo điều kiện cho cơ sở huy động sự tham gia của người dân ngày càng nhiều vào công tác giám sát, kiểm tra, phát hiện các sai phạm trong quá trình xây dựng và quản lý xây dựng ở địa phương; cần có sự đổi mới cơ chế phối kết hợp giữa các ban ngành và các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)