Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 42)

Ấn Độ đƣợc đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp dệt may rất lớn và là một trong các quốc gia thành công trong cải cách ngành dệt may để mở rộng thị phần trên thị trƣờng dệt may thế giới. Hiện nay, EU cũng là thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may lớn của Ấn Độ.

Trong khi những thành công của Trung Quốc mang đậm dấu ấn của chính quyền trung ƣơng với những cải cách cứng rắn thì nhân tố mang lại thành công của Ấn Độ lại bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức của giới chủ và ngƣời dân về vai trò, vị thế cũng nhƣ tiềm năng của ngành công nghiệp dệt may trong nƣớc.

Các nhà máy, công ty dệt may Ấn Độ ngày càng tập trung và quan tâm đến hoạt động sát nhập nhằm nâng cao chất lƣợng và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã đầu tƣ gần 1,2 tỷ USD hiện đại hóa những nhà máy bị xuống cấp do quản lý yếu kém và 2 tỷ USD khác để mua máy móc hiện đại, phục vụ cho dây chuyền sản xuất và hệ thống quản lý chất lƣợng, nhằm đạt đƣợc tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, 70% nhà xƣởng của Ấn Độ hiện đại hơn các cơ sở sản xuất của Trung Quốc hay Pakistan.

Từ năm 1985, với mục tiêu củng cố và phát triển công nghiệp dệt nhƣ là động lực để phát triển công nghiệp may nƣớc này, chính phủ Ấn Độ đã đề ra chính sách phát triển ngành công nghiệp dệt bằng các chiến lƣợc cụ thể nhƣ kết hợp nông nghiệp với dệt may, đảm bảo nguồn cung bông đầy đủ phục vụ cho sản xuất chỉ và công nghiệp dệt đã xây dựng thành công ngành sản xuất nguyên phụ liệu, do đó chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may trong nƣớc, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Ai Cập, Sudan và Pakistan. Ngoài ra, để khuyến khích phát

34

triển công nghiệp dệt, Ấn Độ cho phép các doanh nghiệp tự do vay vốn của nƣớc ngoài. Hầu hết các nhãn hiệu dệt may nổi tiếng của Châu Âu và Mỹ đều đã lập chi nhánh ở nƣớc này.

Chính phủ Ấn Độ còn hình thành một cơ chế tác động hiệu quả giữa các bộ ngành có liên quan với giới chủ, nghiệp đoàn của công nhân, nông dân và các tổ chức phi chính phủ trong quá trình triển khai. Nhờ vậy, hiệu quả mang lại rất khả quan.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)