Chất lƣợng và cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 64)

Năm 2008, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã triển khai thực hiện phƣơng án cải tiến tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của ngành may từ khâu đầu đến khâu cuối tại một số các nhà máy may trong tập đoàn. Kết quả bƣớc đầu đã nâng cao chất lƣợng sản phẩm và năng suất lao động ở các đơn vị may tăng lên từ 10 - 20 %, góp phần thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lƣợng, năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng.

Việc áp dụng khoa học công nghệ để tạo ra những mặt hàng có tính khác biệt và có giá trị gia tăng cao là một trong những chuyển biến mạnh mẽ nhất đã đƣợc các doanh nghiệp thực hiện một cách sáng tạo. Đó là các mặt hàng xơ sợi tổng hợp, các mặt hàng sợi chất lƣợng cao xuất khẩu, sợi lõi co dãn, các loại vải thun 4 chiều và đa chức năng hay nhóm sản phẩm cao cấp của Tổng Công ty May Việt Tiến, May 10, Công ty Cổ phần Sài Gòn 2. Tuy nhiên do điều kiện kỹ thật, công nghệ còn hạn chế nên đa số sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn thuộc nhóm trung bình, hàm lƣợng công nghệ thấp, chất lƣợng còn khiêm tốn. Trong tƣơng lai khi nhu cầu của khách hàng khắt khe hơn, khi sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh (nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh) cải tiến hơn về chất lƣợng thì sản phẩm dệt may cần phải có một bƣớc tiến lớn về chất lƣợng mới có thể giữ đƣợc thị trƣờng.

56

Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã có sự đa dạng về chủng loại, thêm các mặt hàng mới có tiềm năng nhƣ áo len, áo nỉ, bít tất...bên cạnh các mặt hàng xuất khấu có tính truyền thống nhƣ áo jacket, áo sơmi, quần các loại (Bảng 2.8). Mẫu mã, hình thức và màu sắc cũng phong phú hơn. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có sự đầu tƣ hơn về chất xám và sự sáng tạo trong sản phẩm.

Bảng 2.8: Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU (2006-2011) Đơn vị: Triệu USD

Chủng loại 2006 2007 2008 2009 2010 8 tháng 2011 Áo Jacket 131,01 282,22 338,41 493,07 585,43 570,64 Quần 113,72 244,49 301,95 288,27 343,53 267,23 Áo thun 67,04 144,13 186,76 155,19 209,90 137,99 Áo sơ mi 59,44 127,80 148,93 154,61 166,84 160,45 Áo khoác 49,12 105,60 123,37 141,12 165,36 na Quần áo thể thao 26,03 55,97 75,15 47,04 45,86 51,89 Đồ lót 29,44 63,30 69,35 70,45 84,88 57,09 Áo 21,63 46,49 56,40 65,36 76,33 47,11 Váy 13,94 29,97 34,93 51,74 63,54 58,50 Quần áo trẻ em 10,39 22,35 33,91 55,02 73,78 55,42 Áo len 16,11 34,63 30,67 29,99 31,37 28,09

57

Theo bảng số liệu trên, từ năm 2006 đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các chủng loại hàng dệt may của Việt Nam sang EU đều tăng cao, trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là áo jacket. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nƣớc thành viên EU tăng khá nhờ xuất khẩu sang các thị trƣờng Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia, Đức.

Trong 8 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các chủng loại mặt hàng dệt may sang thị trƣờng EU đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2010. Đứng đầu là áo jackets đạt 570 triệu USD, tăng 62,3% tiếp theo là quần đạt 267,2 triệu USD, tăng 33,9%, áo sơ mi đạt 160,4 triệu USD , áo thun đạt 97,9 triệu USD . Xuất khẩu 4 mặt hàng này sang EU chiếm 59,6% tổng kim nga ̣ch xuất khẩu sang thị trƣờng EU trong 8 tháng đầu năm 2011.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)