CẢNH HỘI NHẬP WTO
3.1. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG EU CỦA VIỆT NAM SANG EU
3.1.1. Cơ hội
- Việt Nam có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nằm trên tuyến đƣờng giao thông hàng hải quốc tế từ các nƣớc: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sang các nƣớc Nam Á, Trung Đông, Châu Phi nên có nhiều điều kiện trong giao thƣơng quốc tế, đặc biệt là có cơ hội mở rộng giao lƣu buôn bán với các quốc gia EU, tạo môi trƣờng cho hàng hoá Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trƣờng EU.
- Việt Nam vốn đƣợc biết đến là một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào với 35 triệu lao động trẻ (dƣới 45 tuổi) chiếm khoảng 72% dân số; hàng năm có khoảng trên 1 triệu ngƣời gia nhập vào lực lƣợng lao động. Lao động Việt Nam có đặc điểm cần cù, thông minh, khéo léo, sáng tạo. Với nguồn nhân lực đông đảo, chi phí nhân công rẻ so với nhiều nƣớc trong khu vực, đây sẽ là nguồn lực quan trọng cho ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt trong thời gian tới khi xu hƣớng chuyển dịch sản xuất tới các quốc gia có lợi thế so sánh và môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Hoạt động sản xuất hàng dệt may sẽ vẫn tiếp tục chuyển dịch sang các quốc gia đang phát triển có lợi thế về nguồn nhân lực và điều kiện tự nhiên thuận lợi nhƣ Việt Nam.
- Quan hệ Việt Nam-EU đang bƣớc sang giai đoạn phát triển mới:
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990 đến nay, quan hệ giữa Việt Nam- EU đã luôn phát triển ổn định, tích cực trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong hợp tác kinh tế song phƣơng. Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) - khuôn khổ hợp tác mới giữa EU và Việt Nam trong thế kỷ XXI. Khác với Hiệp định
76
khung 1995, PCA là một văn bản bao gồm các lĩnh vực hợp tác toàn diện, đầy đủ về thƣơng mại, kinh tế, trao đổi khoa học công nghệ và nghiên cứu giữa Việt Nam và EU, nâng quan hệ giữa hai bên lên tầm cao hơn; trở thành quan hệ đối tác và hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. PCA đƣợc ký kết sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho sự hợp tác bền vững giữa Việt Nam với EU. PCA sẽ tạo tiền đề cho Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng (FTA) giữa Việt Nam và EU. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng của Việt Nam sang EU sẽ hứa hẹn nhiều cơ hội tăng trƣởng hơn nữa.
- Nhƣ trên đã trình bày, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng sẽ có nhiều điều kiện để tăng trƣởng và hội nhập. Gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới sẽ mở ra cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam mở cửa thị trƣờng, hội nhập hoàn hoàn vào thƣơng mại dệt may toàn cầu, tăng thu hút đầu tƣ, tranh thủ đựơc công nghệ, kỹ năng quản lý, kiến thức marketing để phát triển. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng EU cũng sẽ có nhiều thuận lợi. Ngành dệt may có thể xuất khẩu theo khả năng và không lo về hạn ngạch từ bất cứ thị trƣờng nào. Với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, Việt Nam sẽ đƣợc đối xử bình đẳng về mặt pháp lý trong các tranh chấp về thƣơng mại quốc tế. Đồng thời thuế nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may có xuất sứ từ Việt Nam vào thị trƣờng các nƣớc thành viên EU cũng sẽ bình đẳng hơn. Từ đó doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào EU, gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trƣờng này.
3.1.2. Thách thức
Mặc dù Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng EU, song bên cạnh những cơ hội đó các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với không ít những thách thức:
- EU là một trong những thị trƣờng lớn nhất thế giới và là trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại, nhƣng đây là một thị trƣờng sang trọng và khó tính. Ngƣời tiêu dùng
77
ở đây có yêu cầu rất khắt khe về chất lƣợng, kiểu dáng và tính năng của sản phẩm, hàng hoá nói chung trong đó có hàng dệt may. Nhƣ vậy, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU đòi hỏi phải đảm bảo về mẫu mã, kiểu dáng, chất lƣợng, các yêu cầu kỹ thuật. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam phải luôn tích cực đổi mới, cải tiến, phát triển sản phẩm mới có thể thoả mãn đƣợc nhu cầu và thị hiếu cao từ thị trƣờng này.
- Trên thực tế, thị trƣờng EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn mỗi nƣớc lại có một bản sắc dân tộc, một nền văn hóa riêng mà các nhà xuất khẩu ở các quốc gia ngoại khối chƣa nắm bắt hết đƣợc. Điều này có nghĩa là mỗi thành viên trong khối sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam những cơ hội khác nhau, tuy nhiên yêu cầu cụ thể của họ cũng rất khác nhau. Trong quan hệ thƣơng mại với các nƣớc ngoài khối, EU là một thực thể thống nhất và trở thành tiếng nói chung của toàn Châu Âu trong các hội thảo quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động ở Châu Âu tất nhiên phải tuân theo các quy tắc và chịu sự giám sát của Uỷ ban Châu Âu. Là thành viên của WTO, các chế độ quản lý nhập khẩu của EU không đƣợc đi ngƣợc với nguyên tắc và quy định của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới. Tuy nhiên, EU lại là một thị trƣờng có tính bảo hộ chặt chẽ với những hàng rào phi thuế quan rất nghiêm ngặt và tinh vi. Do vậy, khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng này, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với hàng rào bảo hộ mậu dịch, các vụ kiện và những tranh chấp thƣơng mại rất có thể xảy ra.
- Trên thị trƣờng EU, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh với các đối thủ hàng đầu trong lĩnh vực dệt may nhƣ Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ. Trong khi đó tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn yếu do thiếu khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, điều kiện kinh tế, hạ tầng dịch vụ còn kém phát triển, thêm vào đó là giá phí vận chuyển cao, trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế, công tác đào tạo lao động và cán bộ quản lý chƣa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế những yếu tố này làm ảnh hƣởng lớn tới năng suất cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của toàn ngành.
78
- Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới, nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang trong thời kỳ bất ổn, tốc độ phục hồi chậm chạp. Trong đó, kinh tế các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản, đặc biệt là EU vẫn đang nằm trong vòng xoáy của khủng hoảng nợ công. Sức mua hàng hoá nói chung, hàng dệt may nói riêng tại các thị trƣờng lớn nhƣ EU và Mỹ sẽ bị suy giảm đáng kể trong năm 2011, 2012. Điều đó gây tác động lớn đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trƣờng này:
Mức tiêu dùng hàng dệt may đặc biệt là mặt hàng cao cấp của thế giới suy giảm mạnh mà đây lại chính là phân khúc thị trƣờng có tỷ trọng cao, nhiều ƣu thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam.
Giá bán hàng hoá tại thị trƣờng xuất khẩu chính sẽ giảm rất mạnh, khoảng 20%. Do vậy cạnh tranh về giá rất gay gắt, hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2011, 2012 sẽ thấp.
Hệ thống phân phối siêu thị ở các nƣớc Mỹ và EU suy giảm về kinh doanh, một số
đã đóng cửa làm suy giảm nhập khẩu.
Do thị trƣờng chính bị thu hẹp, nên cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn nhƣ Trung Quốc, Ấn độ, Bangladesh, Indonesia rất gay gắt. Nguy cơ mất thị phần
do cạnh tranh và do cả đầu tƣ không kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Diễn biến thị trƣờng lao động tiếp tục phức tạp. Dự báo sẽ có khoảng 10-15% tổng
số lao động trong ngành dệt may Việt Nam sẽ không có việc làm.
Đây sẽ là những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu nắm bắt đƣợc các cơ hội, chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm đi tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế thế giới nói chung, EU nói riêng đối với xuất khẩu hàng dệt may cũng nhƣ đối với cả nền kinh tế Việt Nam.
79
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT MAY
Hàng dệt may xuất khẩu là mặt hàng chiến lƣợc, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đất nƣớc. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian tới là từng bƣớc xây dựng ngành dệt may thành một ngành xuất khẩu chủ lực chiếm lĩnh thị trƣờng Châu Âu nói riêng và thị trƣờng thế giới nói chung góp phần tăng trƣởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiệt thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc. Những mục tiêu và phƣơng hƣớng đó đã đƣợc khẳng định trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao
chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, như may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng…Nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị tăng thêm, giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp.
Ngày 10 tháng 03 năm 2008, Chính phủ đã có Quyết định số 36/2008/QĐ-TTG “Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020” với các mục tiêu phát triển bao gồm:
3.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
- Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lƣợng, quản lý lao động, quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn quốc tế.
80
3.2.2. Mục tiêu cụ thể: (Bảng 3.1; 3.2)
Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam ( 2010-2020)
Nguồn: Bộ công thương và VINATEX
- Giai đoạn 2008 đến 2010, tăng trƣởng sản xuất bình quân đạt 16% đến 18%, tăng trƣởng xuất khẩu bình quân đạt 20%.
- Giai đoạn 2011 đến 2015, tăng trƣởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trƣởng xuất khẩu bình quân đạt 15%.
- Giai đoạn 2016 đến 2020, tăng trƣởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trƣởng xuất khẩu bình quân đạt 15%.
- Chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020:
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
1. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 12.000 18.000 25.000
2. Sử dụng lao động 1000 ngƣời 2.500 2.750 3.000
3. Sản phẩm chủ yếu
- Bông xơ 1000 tấn 20 40 60
- Xơ, sợi tổng hợp 1000 tấn 120 210 300
- Sợi các loại 1000 tấn 350 500 650
- Vải các loại Triệu m2 1.000 1.500 2.000
- Sản phẩm may Triệu sản
phẩm 1.800 2.850 4.000
81
Bảng 3.2: Chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020
Đơn vị: Người
Nguồn: Bộ công thương và VINATEX
Để thực hiện Quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2008- 2015, Tập đoàn dệt may Việt Nam dự kiến triển khai 24 dự án đầu tƣ trọng điểm với tổng số vốn lên đến trên 16.000 tỷ đồng. Trong đó, tổng vốn đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 2006-2010 khoảng 30.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu trồng bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng. Tiến hành nâng cao trình độ công nghệ đạt ngang tầm khu vực và đến năm 2015 tƣơng đƣơng với Hồng Công, Thái Lan. Phấn đấu tạo việc làm cho 03-04 triệu ngƣời (bao gồm lao động dệt, may, sản xuất bông vải và dâu tằm tơ) với mức thu nhập bình quân trên 100 USD/ngƣời/tháng.
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam sẽ đƣợc quy hoạch phát triển theo vùng lãnh thổ đƣợc phân bố ở các khu vực: Khu vực I: Vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội là trung tâm dịch vụ). Khu vực II: Vùng Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thƣơng mại). Khu vực III: Vùng duyên hải Trung Bộ (Thành phố Đà Nẵng là trung tâm để hình thành một cụm công nghiệp may xuất khẩu). Khu vực IV: Đồng bằng sông Cửu Long (Thành phố Cần Thơ làm trung tâm để hình thành một cụm công
2007-2010 2011-2015 2016-2020 Số lƣợng cán bộ quản lý cao cấp 3.000 4.300 4.800 Số lƣợng cán bộ marketing và tài chính 8.000 11.000 12.500 Số lƣợng cán bộ công nghệ và thiết kế 8.000 12.000 130.000 Số lƣợng công nhân kỹ thuật 270.000 360.000 430.000
82
nghiệp may xuất khẩu). Khu vực V: Vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bộ (Bố trí một Khu Công nghiệp dệt tại Phú Thọ). Khu vực VI: Vùng Bắc Trung Bộ và Khu vực VII: Vùng Tây Nguyên.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp dệt may cần chủ động xây dựng cho mình một chiến lƣợc phát triển thích hợp. Một chiến lƣợc đúng đắn, hợp lý phải bao gồm một số định hƣớng lớn, nhƣ chuyển từ cạnh tranh đơn thuần dựa trên lợi thế nhân công giá rẻ sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng; tập trung chuyên môn hoá sản xuất, tạo ra các sản phẩm có tính năng vƣợt trội có thể đáp ứng nhu cầu thƣờng xuyên biến đổi và rất đa dạng của thị trƣờng. Chú trọng việc tạo dựng, phát triển uy tín doanh nghiệp, thƣơng hiệu sản phẩm; đổi mới phƣơng thức quản lý một cách khoa học, hiệu quả; tăng cƣờng khả năng đáp ứng linh hoạt, khả năng sản xuất các lô hàng nhỏ và các lô hàng yêu cầu thời gian giao hàng ngắn. Đây là những nhân tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp dệt may hiện nay.
Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã đạt đƣợc rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động cũng nhƣ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nƣớc, từng bƣớc đƣa nƣớc ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới. Mặc dù vậy, có thể thấy tƣơng lai của ngành dệt may Việt Nam vẫn rất khả quan khi ngành này lên tục ở trong nhóm những ngành có doanh thu xuất khẩu cao nhất và là một trong trong số ít những ngành có tỷ lệ tăng trƣởng ổn định qua các năm với mức tăng trƣởng bình quân 20%/năm, chiếm tới trên 10% kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Xu hƣớng chuyển dịch sản xuất hàng dệt may từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đang diễn ra mạnh mẽ sẽ mở ra cơ hội thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý giúp khắc phục các điểm yếu của ngành dệt may nƣớc ta. Ngành dệt may Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa nếu đƣợc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho ngành, đƣợc đầu tƣ thích đáng và sớm hoàn thành quy hoạch phát triển ngành với các dự án