Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 41)

Từ một quốc gia chỉ đƣợc biết đến với các sản phẩm dệt may truyền thống, sản xuất thủ công, Trung Quốc đã trở thành quốc gia xuất khẩu sản phẩm dệt may lớn nhất vào thị trƣờng EU. Ngành dệt may hiện đang tạo công ăn việc làm cho hơn 20 triệu lao động Trung Quốc.

Từ đầu thập kỷ 1990 đến nay, Trung Quốc đã thực hiện những điều chỉnh lớn nhất thông qua việc khuyến khích sát nhập các doanh nghiệp nhỏ để hình thành những doanh nghiệp lớn hơn, có khả năng đáp ứng kịp thời về thời gian, số lƣợng và chất lƣợng cho những đơn hàng lớn. Để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh và sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may, năm 1998, chính phủ Trung Quốc đã thành lập Cục công nghiệp dệt may quốc gia và Hiệp hội dệt may Trung Quốc. Đồng thời chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách tái cơ cấu, giảm quy mô và nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp dệt may nhƣ từng bƣớc tƣ nhân hoá, cho phá sản các doanh nghiệp nhà nƣớc làm ăn thua lỗ, đổi mới trang thiết bị công nghệ...Trên thực tế chính phủ Trung Quốc đã kiên quyết triển khai chính sách này một cách tƣơng đối cứng rắn nên đã mang lại hiệu quả cao đối với các mục tiêu đặt ra. Chính phủ Trung Quốc coi ngành dệt may là ngành công nghiệp trụ cột trong nền kinh tế Trung Quốc và có những chiến lƣợc đầu tƣ phát triển đúng hƣớng. Thực hiện chính sách đa dạng hoá thị trƣờng và đa dạng hoá sản phẩm (từ sản phẩm cấp thấp, giá rẻ tới các sản phẩm cấp cao, giá cao).

Trung Quốc đã xây dựng đƣợc ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu. Hiện nay, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may của Trung Quốc đang đƣợc bán ra nhiều thị trƣờng nƣớc ngoài, trong đó có Mỹ, EU và phục vụ cả thị trƣờng nội địa.

Trung Quốc luôn đẩy mạnh hoạt động marketing với việc tiếp cận nghiên cứu đánh giá từng thị trƣờng trong EU để từ đó có những chiến lƣợc sản xuất kinh doanh

33

phù hợp, xây dựng các trung tâm phát triển mẫu mốt nằm cạnh các khu công nghiệp sản xuất dệt may, rất thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu triển khai mẫu mã mới của khách hàng. Chỉ cần một mẫu mốt mới xuất hiện trên sàn diễn, trong một bộ phim thì ngay lập tức các nhà sản xuất Trung Quốc đã tung ngay ra các sản phẩm bắt chƣớc, đáp ứng nhu cầu đổi mới, thời trang của ngƣời tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 41)