Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 43)

1.3.3.1. Ưu tiên phát triển ngành dệt may như là ngành công nghiệp trọng điểm

Ngành dệt may đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia mới thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tập trung sản xuất hƣớng vào xuất khẩu. Với đặc điểm là một ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, tỷ suất đầu tƣ thấp, thời gian quay vòng vốn nhanh và mang lại nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu tƣơng đối lớn, đã đóng góp tích cực đƣa các quốc gia đến những thành công trong công cuộc xây dựng đất nƣớc.

Do vậy, khi đã xác định đƣợc lợi thế và con đƣờng hƣớng tới xuất khẩu của ngành dệt may các doanh nghiệp cần phải không ngừng nỗ lực, cùng với sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía nhà nƣớc nhằm khai thác mọi cơ hội, phát huy những thuận lợi để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội tối đa.

1.3.3.2. Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may

Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sẽ tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dƣ thừa, rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đồng thời còn góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ bên ngoài, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, công nghiệp phụ trợ có vai trò thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng đối với ngành dệt may Việt Nam khi mà nguồn vốn để phát triển còn rất hạn chế và trình độ công nghệ, quản lý còn nhiều yếu kém.

35

1.3.3.3. Đầu tư trang thiết bị máy móc và công nghệ

Vai trò của khoa học công nghệ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh là không thể phủ nhận. Khoa học công nghệ đóng góp khoảng 60% trong tăng năng xuất lao động. Song đổi mới trang thiết bị công nghệ không nhất thiết phải tiến hành trong một thời điểm mà có thể kết hợp cải tiến dần trong quá trình phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Cũng không nhất thiết phải sử dụng các máy móc, trang thiết bị hàng đầu hiện nay mà có thể sử dụng các trang thiết bị, công nghệ còn hoạt động tốt, phù hợp với khả năng tài chính và trình độ của doanh nghiệp rồi dần đổi mới khi đã thu đƣợc hiệu quả kinh tế.

1.3.3.4. Đầu tư mạnh cho nghiên cứu và thiết kế sản phẩm

Các doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm đến khối lƣợng xuất khẩu hàng dệt may mà còn phải chú trọng đến giá trị gia tăng xuất khẩu. Điều này phụ thuộc vào mẫu mã, kiểu dáng, nhãn mác và chất lƣợng sản phẩm.

Do vậy, cần phải tăng cƣờng ứng dụng các máy móc, công nghệ hiện đại trong thiết kế kiểu dáng, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ các nhà thiết kế, nhà quản lý doanh nghiệp. Đồng thời cũng phải thúc đẩy hoạt động thu thập thông tin về thị hiếu của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ hoạt động tiếp thị sản phẩm trên thị trƣờng quốc tế. Hiện nay, các doanh nghiệp hàng đầu ngành dệt may nhƣ Việt Tiến, Nhà Bè, Phƣơng Đông, Dệt may Hà Nội, May 10, Phong Phú, Sanding, Legafashion đều đang tập trung đầu tƣ mạnh mẽ cho công tác thiết kế mẫu, với việc mỗi doanh nghiệp thu hút hàng chục nhà thiết kế mẫu vào làm việc với những điều kiện khá ƣu đãi. Công tác xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, quảng bá thƣơng hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cũng đã đƣợc thực hiện ra nƣớc ngoài. Một số thƣơng hiệu thời trang đã bắt đầu quen với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu đƣợc một số bộ thiết kế thời trang nhƣ VeeSendy, T-up, F-house....

36

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG

BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)