TỔNG QUAN VỀ HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 45)

2.1.1. Một vài nét về ngành dệt may Việt Nam

Ngành dệt may ở Việt Nam là một trong những ngành nghề có truyền thống lâu đời nhất, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của xã hội ngƣời Việt. Một minh chứng cụ thể là những làng nghề truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay nhƣ Làng Lụa Vạn Phúc (Hà Tây trƣớc đây, nay là Hà Nội), Làng dệt khăn Phùng Xá (Hà Tây trƣớc đây, nay là Hà Nội), Thổ cẩm Mai Châu (Hoà Bình)…Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đƣợc coi là ngành sản xuất mũi nhọn, có đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc.

Quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đƣợc chia thành ba giai đoạn lớn:

2.1.1.1. Giai đoạn trước năm 1990

Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp dệt may trên phạm vi cả nƣớc chủ yếu vẫn dựa vào các thiết bị cũ đã đƣợc đầu tƣ trƣớc đây và hƣớng vào nhu cầu tiêu dùng nội địa là chính. Thị trƣờng xuất khẩu dệt may của Việt Nam chủ yếu là Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu với giá trị xuất khẩu khoảng 100 triệu USD/năm.

Năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, mở cửa nền kinh tế. Do vậy, ngành dệt may Việt Nam đã có điều kiện để mở rộng năng lực sản xuất một cách nhanh chóng. Đến năm 1990, toàn ngành dệt có 129 doanh nghiệp nhà nƣớc, gần 2000 hợp tác xã và hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực dệt với khoảng 43000 máy và khung dệt thủ công. Giai đoạn này đƣợc đánh giá là giai

37

đoạn mở mang về mặt lƣợng của công nghiệp dệt may Việt Nam và toàn ngành đã hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch nhà nƣớc giao trong các năm và trong cả giai đoạn.

2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2002

Trong giai đoạn này, công cuộc đổi mới đất nƣớc đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghiệp, đặc biệt là với công nghiệp may. Sự phát triển này đƣợc ghi nhận trên nhiều phƣơng diện, trƣớc hết là sự đổi mới về thiết bị công nghệ với công suất kéo sợi đạt 177000 tấn; 500 triệu mét vải và 250 triệu sản phẩm may các loại. Tiếp đến là sự phát triển về quy mô các doanh nghiệp nhà nƣớc cùng sự tham gia nhanh chóng của khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và khu vực kinh tế tƣ nhân. Cuối cùng là sự thâm nhập, phát triển thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Năm 1992, ngành dệt may có cơ hội khởi sắc với việc ký kết Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam-EU. Giai đoạn (1992-2002) là giai đoạn hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trƣờng Châu Âu đạt đỉnh cao. Năm 2002, giá trị xuất khẩu đạt 553 triệu USD, chiếm khoảng 20,09% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nói chung.

Thị trƣờng Mỹ hoàn toàn đóng cửa đối với hàng dệt may Việt Nam cho đến khi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam năm 1994. Năm 2001, Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt-Mỹ có hiệu lực, đã đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ. Giá trị xuất khẩu tăng từ 49 triệu USD năm 2001 tăng lên 981 triệu USD năm 2002. Điều này đã góp phần đƣa dệt may trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hàng dệt may trở thành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Có thể nói giai đoạn 1992-2002 đã đánh dấu những biến đổi quan trọng về chất của ngành dệt may Việt Nam. Từ chỗ chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu nội địa là chính nay đã sản xuất xuất khẩu sang một số thị trƣờng các quốc gia phát triển nhƣ EU, Mỹ, Nhật Bản.

38

2.1.1.3. Giai đoạn từ 2002 đến nay

Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam đó là việc Thủ tƣớng chính phủ quyết định thành lập Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX), (Quyết định số 314/2005/QĐ-TTg ngày 02/12/2005). Từ một tổng công ty có trên 60 đơn vị thành viên và công ty liên kết, VINATEX trở thành một tập đoàn có trên 10 công ty mẹ-công ty con, bao gồm công ty 100% vốn nhà nƣớc, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nƣớc một thành viên, hoặc công ty cổ phần nhƣ Dệt Phong Phú, Dệt may Hà Nội, Dệt Nam Định, Dệt may Thành Công, May Việt Tiến, May Nhà Bè, May 10, May Đức Giang, May Phƣơng Đông…

Tập đoàn Dệt may Việt Nam bao gồm các thành viên có các quan hệ lợi ích khác ngoài vốn, là các đối tác kinh doanh, có quan hệ ràng buộc lợi ích về thƣơng hiệu, uy tín. Hoạt động theo mô hình Tập đoàn, VINATEX còn có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ, thƣơng mại, bán lẻ, dịch vụ tƣ vấn, kinh doanh hạ tầng cơ sở… Mục tiêu của Tập đoàn dệt may Việt Nam là trở thành một tập đoàn đa sở hữu hàng đầu về cả quy mô sản xuất kinh doanh lẫn sức cạnh tranh của sản phẩm trong khu vực Châu Á, với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD năm 2010 và 3,5 tỷ USD năm 2015. Yêu cầu xây dựng thƣơng hiệu VINATEX trở thành một thƣơng hiệu đẳng cấp quốc tế. Quyết định thành lập tập đoàn dệt may Việt Nam của Thủ tƣớng Chính phủ đã mở đƣờng cho ngành dệt may Việt Nam khắc phục đƣợc những hạn chế cơ bản về tổ chức, quản lý, về tài chính, về kế hoạch thị trƣờng, về đầu tƣ…và trong tƣơng lai không xa sẽ phát triển hơn nữa theo kịp nhịp độ hội nhập và phát triển của thế giới.

2.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

2.1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Ngành dệt may Việt Nam có lịch sử phát triển từ lâu nhƣng chỉ từ thập niên 1990 trở lại đây mới thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thƣơng nói riêng. Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng tăng (Bảng 2.1).

39

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (2000-2011)

Năm Kim ngạch xuất khẩu dệt may (triệu USD) Tốc độ tăng trƣởng (%) Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tỷ trọng/ Tổng số (%) 2000 1.892 8,24 14.482 13,1 2001 1.975 4,39 15.027 13,2 2002 2.752 39,34 16.705 16,5 2003 3.689 34,05 20.149 18,3 2004 4.430 20,09 26.485 16,7 2005 4.838 9,21 32.420 14,9 2006 5.940 22,78 39.605 15,0 2007 7.780 30,98 47.853 16,3 2008 9.120 17,22 62.690 14,5 2009 9.065 -0,60 57.052 15,9 2010 11.200 23,7 72.060 15,6 2011 14.040 25,3 96.91 14,4

Nguồn: Bộ công thương và VINATEX

Bảng trên cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trƣờng thế giới đã có bƣớc tiến nhảy vọt với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 2,75 tỷ USD năm 2002 lên gần 6 tỷ USD năm 2006 và hơn 14 tỷ USD năm 2011. Năm 2006 đƣợc coi là năm rất thành công của ngành dệt may Việt Nam, đánh dấu sự tăng trƣởng và phát triển của ngành dệt may tại thị trƣờng EU. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang hầu hết các nƣớc thành viên, từ các nƣớc thành viên cũ nhƣ Đức, Anh, Pháp đến thành viên mới là Cộng hòa Séc, Áo, Ba Lan, Hungary… đều có sự tăng trƣởng mạnh.

40

Sau khi gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Năm 2008, mặc dù kinh tế thế giới suy thoái, xuất khẩu các nƣớc đều bị ảnh hƣởng nặng nề bởi nhu cầu ở các nƣớc nhập khẩu giảm, song xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn tăng trƣởng khá, đạt 9,12 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu

dệt may vẫn đứng đầu trong khối các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2009,

xuất khẩu hàng dệt may may của Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn bởi kinh tế thế giới vẫn chƣa thoát khỏi suy thoái; Hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ không còn hạn ngạch; Mức độ cạnh tranh với các thị trƣờng khác sẽ gay gắt hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn đạt gần 9,07 tỷ USD (giảm nhẹ 0,6% so năm 2008). Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh 23,7% so với năm 2009, vƣợt 6,8% kế hoạch năm và dệt may trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nƣớc, duy trì đƣợc vị trí top 10 nƣớc xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 14,04 tỷ USD, tăng 25,3% so với năm 2010.

Toàn ngành dệt may hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp với trên 2 triệu lao động, trong đó: doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm 0,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 25% và phần lớn là doanh nghiệp tƣ nhân và công ty cổ phần. Hàng dệt may Việt Nam đã có mặt trên 100 nƣớc và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trƣờng quan trọng nhƣ Mỹ, EU và Nhật Bản. Ngành dệt may đã thực hiện tốt chủ trƣơng của nhà nƣớc về sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp trong xã hội, góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hiện nay, Việt Nam đang là nƣớc xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 7 trên thế giới, sau Trung Quốc, Hồng Kong, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ấn Độ…, và chiếm 2,7% thị phần xuất khẩu của thế giới. Trong đó Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada và Nga là những khu vực tiêu dùng hàng dệt may lớn nhất thế giới, chiếm tới 86,4% thị phần nhập khẩu và đáng chú ý đây cũng là nhóm thị trƣờng truyền thống của dệt may Việt Nam.

41

2.1.2.2. Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu

Sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng. Hiện nay, sản phẩm ngành may của Việt Nam có nhiều chủng loại khác nhau từ quần áo bảo hộ, đồng phục học sinh (những sản phẩm có hàm lƣợng trí tuệ thấp, không đòi hỏi nhiều sự sáng tạo) đến áo jacket, áo sơ mi nữ, quần áo thể thao, comple và các sản phẩm dệt kim. Trong số đó đã xuất hiện các chủng loại hàng hóa có mẫu mã mới, chất lƣợng cao (áo sơ mi nữ cao cấp, quần jean,…) và đã khẳng định vị trí và tên tuổi tại các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, có bốn chủng loại hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn là áo thun, áo jacket, áo sơ mi các loại và quần may sẵn (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo mă ̣t hàng (2007-2011)

Đơn vị: Triê ̣u USD

Chủng loại 2007 2008 2009 2010 9 tháng 2011 Áo thun 1535,44 2102,17 1963,21 2307,37 2164,21 Áo sơ mi 465,19 500,28 530,69 620,28 642,92 Quần 1350,10 1494,98 1458,65 1704,43 1787,20 Quần short 360,32 401,77 338,81 363,41 370,06 Áo Jacket 1120,66 1198,27 1095,33 1324,15 2596,87 Áo khoác 368,25 474,92 559,40 724,59 0,00 Váy 321,12 364,04 411,80 499,92 514,41

42

Đồ lót 204,01 251,23 313,38 419,30 427,22

Đồ bơi 41,21 63,30 68,42 90,80 74,11

Quần áo thể thao 103,30 125,49 101,92 102,42 -

Quần áo ngủ 69,47 104,22 109,70 111,03 103,46

Quần áo trẻ em 259,93 309,18 339,45 444,51 471,88

Vải 297,42 359,96 429,69 599,50 699,01

Nguồn: Bộ công thương và VINATEX

2.1.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Cùng với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam cũng đƣợc mở rộng nhanh chóng, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập

WTO đến nay. Hàng dệt may đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổtrên thế

giới.

Trong đó, năm 2010 xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đạt 6,118 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2009 và chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nƣớc; kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 1,920 tỷ USD, tăng 17,5% và chiếm 16,8%; sang Nhật đạt 1,154 tỷ USD, tăng 21% và chiếm 10,3%....

Năm 2010, Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may đứng thứ 2 vào thị trƣờng Mỹ, đứng thứ 3 ở thị trƣờng Nhật Bản và thị trƣờng châu Âu. Mặc dù ngành Dệt may thế giới giảm sâu 12-15%, nhƣng dệt may Việt Nam vẫn duy trì đƣợc kim ngạch xuất khẩu không giảm, mà ngƣợc lại còn tăng đƣợc thị phần vào cả 3 thị trƣờng này. Điều đó khẳng định vị thế của dệt may Việt Nam trên thị trƣờng thế giới đã đƣợc nâng lên rất nhiều (Hình 2.1).

43

Hình 2.1: Thị trƣờng và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (2005-2010)

Nguồn: Bộ công thương và VINATEX

Trong bối cảnh thị trƣờng xuất khẩu bị thu hẹp do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, để khắc phục những khó khăn trong xuất khẩu sang các thị trƣờng truyền thống, các doanh nghiệp đã biết chuyển hƣớng sang các thị trƣờng khác, đầy tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu sang nhiều thị trƣờng tăng mạnh nhƣ Tây Ban Nha tăng 136,2%, Hàn Quốc tăng 90%, Canada tăng 64%…

Những tháng đầu năm 2009, nhiều doanh nghiệp trong nƣớc đã ký đƣợc những hợp đồng xuất khẩu mặt hàng sợi cao cấp, sợi trung bình sang thị trƣờng Trung Ðông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philipin, Trung Quốc...Các mặt hàng áo jacket, măngtô, veston, khăn các loại, vải cao cấp đã có thêm hợp đồng mới tại thị trƣờng Trung Ðông, EU, Nhật Bản...(Bảng 2.3)

0 10 20 30 40 50 60 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Đơn vị: % Mỹ EU Nhật Bản Khác

44

Bảng 2.3: Thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (2007-2011) Đơn vị: Triê ̣u USD

Thị trƣờng 2007 2008 2009 2010 2011 Mỹ 5116,69 4465,33 4994,92 6117,91 6871,23 Nhật 820,216 704,739 954,08 1154,49 1686,31 EU 1490,06 1704,03 1651,03 1920,49 2506,24 Hàn Quốc 139,528 852,503 242,49 431,63 903,01 Đài Loan 293,437 162,414 215,59 181,47 246,262 Canada 173,417 136,715 178,55 217,03 272,275 Nga 95,203 78,331 56,05 76,06 109,29 Mexico 58,368 54,530 53,32 64,94 82,443 ASEAN 171,902 137,283 196,97 242,54 326,68 Trung Quốc 53,523 43,607 46,16 93,55 215,642 UAE 37,641 31,717 34,96 44,13 Na Hồng Kông 38,395 36,828 34,83 49,08 70,387 Australia 31,83 24,324 30,85 43,98 52,729 Ấn Độ 94,23 38,19 14,10 21,47 29,523 Ucraina 35,57 21,397 12,39 15,33 18,963 Brazil 14,39 78,943 11,20 18,76 33,14 Cu Ba 10,61 10,61 10,61 0,92 na Nam Phi 12,91 13,268 10,24 18,42 20,7 Thụy Sỹ 9,86 11,337 10,24 2,37 20,13 Nauy 7,97 7,132 7,08 10,57 14,98

45

Hiện nay, thị trƣờng xuất khẩu truyền thống của hàng dệt may Việt Nam vẫn tập

trung vào ba thị trƣờng chính là Mỹ (chiếm 57% thị phần); EU (18%) và Nhật Bản (9%), còn lại là các thị trƣờng khác nhƣ Nga, Hàn Quốc, Canada... Một số thị trƣờng mới mở nhƣ Châu Phi mặc dù có nhu cầu lớn, nhƣng hàng dệt may Việt Nam chƣa thâm nhập đƣợc nhiều do rủi ro về thanh khoản, hệ thống thanh toán qua ngân hàng chƣa đủ độ tin cậy, chi phí vận chuyển tốn kém.

2.2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU CỦA VIỆT NAM SANG EU

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU

Hàng dệt may Việt Nam chỉ thật sự có chỗ đứng trên thị trƣờng EU khi Hiệp định hàng dệt may Việt Nam - EU có hiệu lực năm 1993. Kể từ đó, EU trở thành một thị trƣờng lớn truyền thống của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam.

Trƣớc năm 2002, thị phần EU luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2002-2003 có sự giảm sút sản lƣợng hàng dệt may xuất khẩu sang thị trƣờng này do các doanh nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ trƣớc thời điểm quốc gia này áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam vào cuối năm 2003. Khoảng 60% năng lực ngành dệt may đƣợc tập trung để sản xuất và xuất khẩu hàng sang Mỹ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, từ sau năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU luôn tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc khá lớn.

Năm 2007 là năm tăng trƣởng “nóng” của ngành dệt may với giá trị xuất khẩu đạt 1,49 tỷ USD, tăng tới 18% so với 2006. Năm 2008, mặc dù suy thoái kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vẫn tăng mạnh, đạt 1,7 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2007. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)