Yêu cầu của thị trƣờng EU

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 35)

Liên minh Châu Âu là một tổ chức liên chính phủ của các nƣớc Châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay EU có 27 quốc gia thành viên. EU có diện tích 4.422.773 km², dân số trên 495 triệu ngƣời, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần 15,7 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 27% GDP của toàn thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU

27

với các nƣớc ngoài khối là 2.800 tỷ USD, chiếm 25% kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn cầu. Hiện nay, EU là khối thƣơng mại mở lớn nhất trên thế giới (chiếm 41% tổng giá trị thƣơng mại thế giới). Việt Nam và EU khởi đầu quan hệ thƣơng mại song phƣơng bằng Hiệp định Dệt may ký năm 1992, cho phép hàng dệt và may mặc của Việt Nam tiếp cận thị trƣờng EU. Việt Nam luôn coi EU là thị trƣờng lớn của thế giới và đã có nhiều Hiệp định, nhiều cơ sở pháp lý cho quan hệ thƣơng mại và sự hợp tác bền vững giữa hai bên. Từ năm 2005 trở đi, hạn ngạch dệt may đƣợc xóa bỏ cho Việt Nam, cùng với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới, hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU sẽ hứa hẹn nhiều cơ hội tăng trƣởng hơn nữa.

Với ƣu thế của một thị trƣờng thống nhất, thực thi chính sách kinh tế thƣơng mại chung, một đồng tiền chung; với sức mạnh kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ, EU trở thành mục tiêu đối ngoại của nhiều nƣớc. Hiện nay, về tổng thể, EU cũng nhƣ Mỹ là những đối tác đang phải chịu ảnh hƣởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, nhƣng EU vẫn là một trong những thị trƣờng đầy tiềm năng của thế giới và khu vực. Việt Nam xuất khẩu sang EU hầu hết là các sản phẩm: giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, nông sản…

EU là một là một thị trƣờng chất lƣợng cao và khó tính, luôn đòi hỏi khắt khe có tính bắt buộc theo luật pháp đối với hàng hóa nhập khẩu. Với mục tiêu bảo vệ ngƣời tiêu dùng đến mức độ tối đa, EU không cho phép bất cứ mặt hàng kém chất lƣợng nào đƣợc nhập khẩu vào thị trƣờng nội địa. Điều này khác hẳn với thị trƣờng các nƣớc đang phát triển. Sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật khắt khe nhƣ quy định về chất lƣợng, yếu tố môi trƣờng và trách nhiệm xã hội. EU hiện đang có đề xuất trong khuôn khổ WTO về dự thảo thỏa thuận qui định về nhãn mác đối với hàng dệt may, da giày...Bên cạnh đó, năm 2008, EU đã quyết định đƣa Việt Nam ra khỏi danh sách áp dụng Quy chế Ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với mặt hàng hàng dệt may của Việt Nam xuất sang EU giai đoạn 2009-

28

2012. Đây là những khó khăn không nhỏ nếu các doanh nghiệp không nhanh chóng chuẩn bị chiến lƣợc cho việc nhận đơn hàng và sản xuất của mình.

Dệt may là một trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là mặt hàng mà thị trƣờng EU có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lƣợng lớn. Tuy nhiên, chất lƣợng hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng này còn chƣa đồng đều, chƣa đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của đông đảo ngƣời tiêu dùng Châu Âu; các doanh nghiệp lại chƣa có kinh nghiệm trên thƣơng trƣờng thế giới đặc biệt là thị trƣờng EU. Khả năng mở rộng và phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU là rất lớn, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần phải nhanh chóng giải quyết những tồn tại và khắc phục các mặt hạn chế đồng thời có biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trƣờng này.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)