Mặc dù Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng EU, song bên cạnh những cơ hội đó các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với không ít những thách thức:
- EU là một trong những thị trƣờng lớn nhất thế giới và là trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại, nhƣng đây là một thị trƣờng sang trọng và khó tính. Ngƣời tiêu dùng
77
ở đây có yêu cầu rất khắt khe về chất lƣợng, kiểu dáng và tính năng của sản phẩm, hàng hoá nói chung trong đó có hàng dệt may. Nhƣ vậy, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU đòi hỏi phải đảm bảo về mẫu mã, kiểu dáng, chất lƣợng, các yêu cầu kỹ thuật. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam phải luôn tích cực đổi mới, cải tiến, phát triển sản phẩm mới có thể thoả mãn đƣợc nhu cầu và thị hiếu cao từ thị trƣờng này.
- Trên thực tế, thị trƣờng EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn mỗi nƣớc lại có một bản sắc dân tộc, một nền văn hóa riêng mà các nhà xuất khẩu ở các quốc gia ngoại khối chƣa nắm bắt hết đƣợc. Điều này có nghĩa là mỗi thành viên trong khối sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam những cơ hội khác nhau, tuy nhiên yêu cầu cụ thể của họ cũng rất khác nhau. Trong quan hệ thƣơng mại với các nƣớc ngoài khối, EU là một thực thể thống nhất và trở thành tiếng nói chung của toàn Châu Âu trong các hội thảo quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động ở Châu Âu tất nhiên phải tuân theo các quy tắc và chịu sự giám sát của Uỷ ban Châu Âu. Là thành viên của WTO, các chế độ quản lý nhập khẩu của EU không đƣợc đi ngƣợc với nguyên tắc và quy định của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới. Tuy nhiên, EU lại là một thị trƣờng có tính bảo hộ chặt chẽ với những hàng rào phi thuế quan rất nghiêm ngặt và tinh vi. Do vậy, khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng này, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với hàng rào bảo hộ mậu dịch, các vụ kiện và những tranh chấp thƣơng mại rất có thể xảy ra.
- Trên thị trƣờng EU, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh với các đối thủ hàng đầu trong lĩnh vực dệt may nhƣ Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ. Trong khi đó tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn yếu do thiếu khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, điều kiện kinh tế, hạ tầng dịch vụ còn kém phát triển, thêm vào đó là giá phí vận chuyển cao, trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế, công tác đào tạo lao động và cán bộ quản lý chƣa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế những yếu tố này làm ảnh hƣởng lớn tới năng suất cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của toàn ngành.
78
- Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới, nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang trong thời kỳ bất ổn, tốc độ phục hồi chậm chạp. Trong đó, kinh tế các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản, đặc biệt là EU vẫn đang nằm trong vòng xoáy của khủng hoảng nợ công. Sức mua hàng hoá nói chung, hàng dệt may nói riêng tại các thị trƣờng lớn nhƣ EU và Mỹ sẽ bị suy giảm đáng kể trong năm 2011, 2012. Điều đó gây tác động lớn đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trƣờng này:
Mức tiêu dùng hàng dệt may đặc biệt là mặt hàng cao cấp của thế giới suy giảm mạnh mà đây lại chính là phân khúc thị trƣờng có tỷ trọng cao, nhiều ƣu thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam.
Giá bán hàng hoá tại thị trƣờng xuất khẩu chính sẽ giảm rất mạnh, khoảng 20%. Do vậy cạnh tranh về giá rất gay gắt, hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2011, 2012 sẽ thấp.
Hệ thống phân phối siêu thị ở các nƣớc Mỹ và EU suy giảm về kinh doanh, một số
đã đóng cửa làm suy giảm nhập khẩu.
Do thị trƣờng chính bị thu hẹp, nên cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn nhƣ Trung Quốc, Ấn độ, Bangladesh, Indonesia rất gay gắt. Nguy cơ mất thị phần
do cạnh tranh và do cả đầu tƣ không kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Diễn biến thị trƣờng lao động tiếp tục phức tạp. Dự báo sẽ có khoảng 10-15% tổng
số lao động trong ngành dệt may Việt Nam sẽ không có việc làm.
Đây sẽ là những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu nắm bắt đƣợc các cơ hội, chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm đi tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế thế giới nói chung, EU nói riêng đối với xuất khẩu hàng dệt may cũng nhƣ đối với cả nền kinh tế Việt Nam.
79