Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 70)

doanh theo hình thức CMT cho các hàng dệt may cấp thấp (low-end). Ở thị trƣờng EU, giá CIF cho các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ Việt Nam là ở mức thấp. Một số nguyên nhân lý giải cho việc này là do kỹ năng về thiết kế và thời gian sản xuất ở Việt Nam kéo dài. Chỉ có những sản phẩm dệt may cơ bản, không nhạy cảm về mặt thời trang thì mới đƣợc mua từ Việt Nam với mức giá thấp.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG EU

2.3.1. Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam

2.3.1.1. Mở rộng khả năng thâm nhập thị trường, tăng uy tín của doanh nghiệp

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nƣớc EU ngày càng càng gia tăng và tƣơng đối ổn định trong những năm qua. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng này chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam. Điều này cho thấy uy tín của doanh nghiệp cũng nhƣ chất lƣợng và thƣơng hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam đã và đang có chỗ đứng nhất định trên thị trƣờng khó tính này.

Nhiều doanh nghiệp trong ngành may đƣợc tổ chức tốt, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn xã hội, xây dựng đƣợc mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhà nhập khẩu, bán lẻ tại nhiều quốc gia thành viên của EU. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, khẳng định hơn nữa uy tín và vị thế của mình trên thị trƣờng thông qua việc ký kết hợp đồng, tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực thƣơng mại, đầu tƣ với từng nƣớc thành viên EU, từ đó thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trong nƣớc.

2.3.1.2. Hệ thống máy móc thiết bị từng bước được cải tiến.

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đã đổi mới đƣợc khoảng 95% máy móc, thiết bị sản xuất, có khả năng sản xuất đƣợc các loại sản phẩm phức tạp, chất lƣợng cao, đƣợc

62

phần lớn khách hàng khó tính chấp nhận, điều này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế về giá cả và chất lƣợng sản phẩm. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đầu tƣ khá lớn cho các dây truyền sản xuất mới theo hƣớng chuyên môn hoá, hoặc mua lại các thiết bị đã qua sử dụng của các doanh nghiệp bị phá sản trong khu vực (trị giá khoảng 3,5 triệu USD). Mặc dù đã qua sử dụng nhƣng chất lƣợng của những thiết bị này còn khoảng 80% và giá chỉ bằng 35% giá trị máy mới. Điều này vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí đầu vào vừa đảm bảo hiện đại hoá sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)